Tính từ là gì? Cụm tính từ là gì? Ví dụ và bài tập cụ thể
Một trong những loại từ cơ bản của Tiếng Việt là tính từ và cụm tính từ. Vậy theo bạn tính từ là gì, cụm tính từ là gì, đọc bài viết sau bạn sẽ hiểu.
Dưới đây là bài viết chi tiết về tính từ và cụm tính từ giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn. Bên cạnh đó còn đưa ra các ví dụ cụ thể và bài tập thực hành cho các bạn luyện tập và tham khảo. Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng phần cụ thể nhé!
Contents
Khái niệm tính từ và cụm tính từ
Tính từ là gì?
Tính từ là những từ dùng để chỉ đặc điểm hay tính chất của sự vật hiện tượng hoặc hành động. Sự kết hợp giữa tính từ và các từ ngữ khác tạo nên cụm tính từ. Chẳng hạn như: thù, hận. yêu. thương,….
Tính từ khá phức tạp và xác định khó khăn hơn. Do nhiều khi chúng chuyển thành loại khác như động từ hay danh từ.
Tính từ được chia làm hai loại sau:
- Tính từ tự thân là những từ ngữ biểu thị được màu sắc, quy mô hay phẩm chất, hình dáng hoặc âm thanh, mức độ…. Chẳng hạn như: xanh, đỏ, tốt, xấu,….
- Tính từ không tự thân là những từ không phải tính từ nhưng có chức năng như một tính từ. Chẳng hạn như: nhà quê(chỉ cách sống quê mùa) hay buông thả( trong một lối sống không có quy củ),…..
Ngoài ra còn có tính từ ghép được tạo ra nhờ ghép các tính từ với nhau. Cũng có thể là động từ ghép với tính từ hoặc danh từ ghép với tính từ.
Cụm tính từ là gì?
Cụm tính từ được tạo nên bởi sự kết hợp giữa các tính từ với các từ như đang, sẽ, vẫn,… Ngoài ra còn có nhiều các từ ngữ khác.
Tính từ và cụm tính từ nằm ở đâu trong câu? Một vài ví dụ về chúng
Phần này nói về vị trí của tính từ và cụm tính từ được đặt trong câu. Cùng với đó là một số ví dụ cụ thể
Trong câu tính từ và cụm tính từ chiếm vị trí nào?
Vị trí mà tính từ được đảm nhận trong câu là chủ ngữ. Tuy nhiên cũng có những trường hợp chúng làm vị ngữ trong câu.
Tính từ được phân chia ra hai loại rõ rệt:
- Tính từ chỉ đặc điểm tương đối như: bé, cao, gầy,….
- Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối như: đỏ chót hay đỏ đậm, xanh lè,….
Hai loại tính từ này đều không thể kết hợp được với các từ chỉ mức độ.
Cụm tính từ lại khác chúng thường nằm tại vị trí trung tâm của câu. Cùng với đó là các thành phần phụ khác, Cấu tạo của chúng như sau: Phụ trước + phần trung tâm + phụ sau.
Một số ví dụ cụ thể như: “Quả bóng đang dần to ra”. Phần phụ trước là từ “đang”, trung tâm là “to” và phụ sau “ra”.
Một vài ví dụ cụ thể về tính từ và cụm tính từ
- “Thắng đá bóng rất giỏi, tôi đánh giá cao về tài năng và trình độ của anh ấy”. Trong câu này tính từ là từ “cao” thể hiện khả năng, trình độ của người được nói tới.
- “Hiền là bạn thân của em, cô ấy trông rất xinh xắn”. Trong câu tính từ là “xinh” dùng để chỉ đặc điểm của con người.
Ngoài ra còn khá nhiều những tính từ chỉ sự vật hiện tượng khác như:
- Chỉ màu sắc có các từ như: xanh, đỏ, tím, vàng,…
- Các từ chỉ kích thước: dài, cao, rộng,…
- Chỉ âm thanh như: ồn ào, im lặng, nhộn nhịp,….
- Chỉ hình dáng như: cong, méo, tròn,….
Hướng dẫn một số bài luyện tập về tính từ và cụm tính từ
Một số bài tập đưa ra để các em tham khảo và rèn luyện thêm
Bài tập số 1: Hãy đặt 3 câu có chứa tính từ và cụm tính từ
- Lan đi đôi giày trông rất đẹp
- Ánh nắng chói chang chiếu qua khung cửa sổ
- Bầu trời hôm nay trong xanh vời vợi
Bài tập số 2: Hãy đặt câu dùng tính từ để chỉ:
- Tính tình: Mai là một cô gái hiền lành, nết na
- Âm thanh: Giờ ra chơi tiếng người nói cười ồn ào khắp sân trường
- Tính cách: Trông bề ngoài vậy thôi chứ ông ấy hiền lành lắm
- Sắc thái: Cô ấy nhìn tôi nở nụ cười tươi tắn
Trên đây là các thông tin kiến thức về tính từ và cụm tính từ mà bạn cần ghi nhớ. Cùng với đó là một vài bài tập thực hành cho bạn nên tham khảo. Qua đây cũng giúp bạn sử dụng chúng đúng cách và phù hợp hoàn cảnh.
Thuật Ngữ -Từ ngữ địa phương là gì? Biệt ngữ xã hội là gì? Ví dụ, tác dụng
Nghĩa đen là gì? Nghĩa bóng là gì? Ví dụ và bài tập
Thành ngữ là gì? Tác dụng và đặc điểm của “Thành Ngữ”
Câu nghi vấn là gì? Khái niệm và chức năng của câu nghi vấn
Câu đặc biệt là gì? Câu rút gọn là gì? Cách phân biệt
Truyền thuyết là gì? Phân biệt truyền thuyết với cổ tích
Thơ lục bát là gì? Hướng dẫn cách gieo vần trong thơ lục bát