Thuyết minh về ngày Tết Nguyên Đán (Tết cổ truyền)

Thuyết minh về ngày Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết cổ truyền, dàn ý và bài văn mẫu thuyết minh về ngày Tết hay sau đây mọi người cùng tham khảo.

Đề văn “Thuyết minh về ngày Tết Nguyên Đán” là một dạng đề thuyết minh mà các em học sinh thường gặp, vì thế bài viết này sẽ là một tài liệu tham khảo vô cùng có ích. Mời các em cùng xem qua hướng dẫn cụ thể dàn ý và bài văn mẫu đã được chúng tôi biên soạn trong bài viết này.

Mẫu dàn ý và bài văn thuyết minh về ngày Tết Nguyên Đán - Tết cổ truyền hay và ý nghĩa

Mẫu dàn ý và bài văn thuyết minh về ngày Tết Nguyên Đán – Tết cổ truyền hay và ý nghĩa

Content

Dàn ý thuyết minh về ngày Tết Nguyên Đán

Mở bài

Thân bài

Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán

Các hoạt động chuẩn bị để đón Tết Nguyên Đán

Các giai đoạn của ngày Tết Nguyên Đán

Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán

Kết bài

Tết Nguyên Đán là ngày nghỉ dài nhất và quan trọng nhất trong năm. Ai học tập hoặc làm việc ở phương xa, dù có bận rộn đến đâu cũng sẽ cố gắng về nhà thăm gia đình, bạn bè. Đây là khoảng thời gian giúp tình cảm giữa mọi người thêm gắn kết. Đây cũng là ngày tôn vinh giá trị truyền thống của gia đình, của dân tộc.

Bài văn thuyết minh về ngày Tết Nguyên Đán (Tết cổ truyền)

Khi nhắc đến Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến một đất nước với bề dày văn hóa lịch sử, trong đó có ẩm thực, hội họa và đặc biệt là nét đẹp về văn hóa lịch sử, lễ hội. Những nét đẹp ấy không chỉ mang tính truyền thống mà còn là cả một bầu trời ý nghĩa tâm linh của người Việt Nam. Một trong những nét đẹp đó phải kể đến là ngày Tết âm lịch cổ truyền (hay còn gọi là Tết Nguyên đán).

Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn nhất trong năm, mang ý nghĩa quan trọng. Như mọi người đều biết, lễ Giáng sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người theo đạo Thiên chúa thì Tết Nguyên Đán cũng được xem như là một ngày lễ “Giáng sinh” của người Việt Nam. Dù được gọi với tên gọi khác nhau như Tết cổ truyền, Tết Nguyên Đán, Tết âm lịch, nhưng tất cả đều thể hiện rằng đây là ngày đặc biệt quan trọng trong năm. Thường thì Tết âm lịch sẽ rơi vào khoảng giữa tháng một hoặc tháng hai dương lịch. Các ngày lễ chính của Tết là ngày mùng 1, mùng 2 và mùng 3. Dân gian ta đã có câu: “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, Mùng 3 Tết thầy” cũng là vì thế. Nhưng để chuẩn bị cho những ngày trọng đại này thì các gia đình thường bắt đầu từ 23 tháng chạp.

Để đón Tết – ngày lễ lớn trong năm, mọi người đều rất bận rộn chuẩn bị rất chu đáo và tất bật. Từ những ngày cuối tháng Chạp (tức tháng 12), mọi công việc chuẩn bị đều đã được bắt đầu. Trước tiên là vào ngày 23 tháng chạp âm lịch, đây được coi là ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời. Các sự tích kể lại rằng vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các vị thần sẽ về chầu trời để báo cáo tình hình của dân chúng trong một năm vừa qua. Vì vậy, đồ cúng gồm có mâm cơm tươm tất, tiền, vàng mã, một con cá chép và quần áo cho các vị thần. Mâm cơm cúng ông Táo không cần chuẩn bị quá cầu kỳ. Quần áo gồm có mũ, áo, đôi hài, cũng có thể mua cả bộ mà họ bán sẵn với nhiều màu sắc khác nhau như vàng, đỏ, xanh,… Cá chép được coi là “phương tiện” để các Táo có thể lên chầu trời. Chọn cá không cần quá to nhưng phải khỏe, cá được đặt vào một bát nước, sau khi cúng xong thì phải phóng sinh đi.

Một đặc sản không thể thiếu của ngày Tết là cảnh gói bánh chưng, bánh tét. Khung cảnh gia đình ngồi quây quần bên nhau cùng trông nồi bánh chắc chắn là hình ảnh khó quên nhất trong tuổi thơ của mỗi người.

Đến ngày 30 tháng Chạp âm lịch – ngày cuối cùng của một năm, mọi người cùng nhau chuẩn bị mâm cơm cúng và nó được gọi là mâm cơm “tất niên”. Mâm cơm này được chuẩn bị khá là cầu kỳ, thường là có đủ món canh, rau xào và thịt. Đặc biệt là không thể nào thiếu thịt gà. Phải lựa con gà thật ngon và luộc ráo nước, để cả con chuẩn bị cúng vào thời khắc quan trọng nhất trong năm, đó là thời khắc sang canh. Một trong những công tác chuẩn bị không kém phần quan trọng cho ngày Tết cổ truyền đó chính là mâm ngũ quả. Đúng như cái tên gọi của nó, thường sẽ có năm loại quả đại diện cho những điều may mắn, tốt đẹp nhất sẽ đến trong năm. Tùy vào phong tục mỗi vùng miền mà năm loại quả này được chọn khác nhau.

Sau thời khắc Giao thừa sẽ là 3 ngày quan trọng nhất, đó chính là ba ngày Tết Mùng 1, mùng 2 và mùng 3. Vào những ngày đầu năm mới, mọi người sẽ cùng nhau đi thăm hỏi và chúc Tết gia đình, người thân và bạn bè. Họ sẽ dành cho nhau những lời chúc đầu năm tốt đẹp nhất, ý nghĩa nhất. Một trong những điều thú vị nhất đó chính là tục lì xì đầu năm, đây chắc hẳn là điều mà nhiều bạn nhỏ rất mong đợi. Thông thường, người lớn sẽ lì xì (mừng tuổi) cho trẻ nhỏ với ý nghĩa mong mọi điều tốt lành sẽ đến với chúng. Hết ba ngày tết, mọi người lại quay về cuộc sống thường nhật của mình với những tất bật, bộn bề.

Ngày Tết cổ truyền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi người dân Việt Nam. Không chỉ là ngày đầu tiên trong năm mà nó còn mang ý nghĩa truyền thống văn hóa. Đó là phong tục, tập quán từ ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam. Ngày Tết với ý nghĩa tâm linh là mong mọi điều tốt lành, hạnh phúc sẽ đến với mọi nhà trong năm mới, mọi điều xui rủi của năm cũ sẽ qua đi. Tết còn là thời gian gia đình đoàn tụ, sum vầy, là khoảng thời gian để ta trở về với quê hương.

Đối với mỗi người dân đất Việt, không ai là không yêu và mong chờ Tết. Bởi chỉ khi đến tết, con người ta mới thực sự có trọn vẹn thời gian bên gia đình và bạn bè. Với những ý nghĩa quan trọng, to lớn ấy, Tết cổ truyền mãi là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam ta. Nó sẽ mãi mãi được lưu truyền và gìn giữ cho đến nhiều đời sau.

Hy vọng bài văn thuyết minh về ngày Tết Nguyên Đán (Tết cổ truyền) của chúng tôi gợi ý ở trên sẽ giúp các em đạt được kết quả cao trong bài kiểm tra. Tuy nhiên để làm văn hay hơn, các em nên vận dụng thêm các phép tu từ và xem lại cách hành văn của mình. Chúc các em học tốt.

Post Views: 7
Văn Học -