Thuyết minh về áo dài Việt Nam (Dàn ý + Mẫu hay)

Thuyết minh về áo dài Việt Nam là đề tài phổ biến thường làm, tham khảo dàn ý và bài văn mẫu thuyết minh về áo dài Việt Nam cực hay.

Áo dài Việt Nam là quốc phục của nước ta mà có lẽ không ai là không biết. Những bộ áo dài với nhiều màu sắc, kiểu dáng khác nhau phù hợp với nhiều đối tượng. Chính sự phổ biến của mặt hàng này đã khiến nó trở thành chủ đề của các bài tập làm văn. Dưới đây là phần dàn ý và bài viết thuyết minh về áo dài Việt Nam.

Mẫu dàn ý và bài văn thuyết minh về áo dài Việt Nam chọn lọc

Mẫu dàn ý và bài văn thuyết minh về áo dài Việt Nam chọn lọc

Contents

Dàn ý thuyết minh về áo dài Việt Nam

Mở bài

Giới thiệu chung về chiếc áo dài Việt Nam

Thân bài

Lịch sử ra đời của tà áo dài truyền thống Việt Nam

Chưa ai biết chính xác thời gian ra đời của tà áo dài. Ở Việt Nam, áo dài bắt đầu trở thành trang phục lần đầu tiên ở những năm 1739- 1765. Trong mỗi giai đoạn, chiếc áo dài chó nhiều thay đổi. Từ áo giao lĩnh, áo tứ thân, áo ngũ thân rồi áo dài Lemur,… Mỗi kiểu dáng sẽ có những ưu nhược điểm riêng, phù hợp với từng thay đổi của văn hóa.

Càng về sau, áo dài càng được thiết kế với nhiều kiểu và màu sắc khác nhau. Dù rằng giờ đây có rất nhiều trang phục khác, nhưng trong những dịp trọng đại, áo dài vẫn là lựa chọn tối ưu.

Cấu tạo của áo dài

Ở thiết kế hiện tại, áo dài được chia thành hai tà, tà trước và tà sau. Và dù là thiết kế như thế nào cũng phải dài qua gối.

Cổ áo cao khoảng 4 đến 5cm, khoét theo hình chữ V.

Thân áo được may theo số đo phù hợp của từng người, ôm sát thân hình. Phần eo được chiết lại để khoe hết đường cong cơ thể. Phần eo đổ xuống được xẻ làm hai tà, xẻ ở hai bên hông. Quần sẽ được may rất rộng, phải dài quá gót chân.

Có rất nhiều loại vải được sử dụng để may áo dài. Nhưng phổ biến nhất là vải lụa, vải nhung.

Vai trò và ý nghĩa của chiếc áo dài

Áo dài làm tôn lên vẻ đẹp yêu kiều, duyên dáng của người phụ nữ.

Áo dài trở thành quốc phục, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Trong mỗi dịp lễ quan trọng, áo dài luôn được chọn mặc.

Kết bài 

Khẳng định giá trị của những chiếc áo dài.

Bài văn thuyết minh về áo dài Việt Nam

Nếu như Hàn Quốc có Hanbok, Nhật Bản có Kimono, Sườn xám ở Thượng Hải thì Việt Nam có áo dài. Áo dài Việt Nam là trang phục truyền thống của Việt Nam, tượng trưng cho nét đẹp hình thể của người phụ nữ.

Chẳng ai nhớ chính xác, áo dài có từ đâu và có từ khi nào. Chỉ biết rằng, ở Việt Nam, áo dài được diện đầu tiên dưới thời vua Nguyễn Phúc Khoát. Thời đó, áo dài rất phổ biến và gần như là trang phục thường ngày của người phụ nữ. Ban đầu, áo dài là áo thục lĩnh, về sau thì càng được thiết kế với nhiều kiểu dáng khác nhau. Tên gọi cũng dần được thay đổi. Từ áo tứ thân, áo ngũ thân đến những cái tên như áo dài Lemur… Nhưng dù có thay đổi như thế nào, trang phục áo dài vẫn thể hiện sự kín đáo, khoe trọn nét đẹp của người phụ nữ Á Đông.

Áo dài sẽ được cấu tạo từ hai phần, phần thân lá và quần. Thân áo được xẻ tà bắt đầu từ phần eo trở xuống. Quần được may rất rộng và phải dài che hết phần chân. Thông thường, áo dài sẽ được may theo số đo riêng của mỗi người, nhằm đảm bảo phần áo bó trọn hình thể người mặc. Những bước đi thướt tha, uyển chuyển của người con gái thong dong trên những chặng đường dài.

Ngày nay, khi thời trang ngày càng phát triển, các nhà thiết kế không ngần ngại thể hiện nhiều mẫu thiết kế. Người ta sử dụng vải lụa, vải sa tanh, vải nhung để may áo. Tùy thuộc vào từng độ tuổi mà các thiết kế được thay đổi sao  cho phù hợp. Ở thời điểm hiện tại, áo dài cũng đã có nhiều sự thay đổi để phù hợp hơn với thời cuộc. Đó là những chiếc áo dài cách tân, cổ khoét tròn, quần được thay bằng váy… Tất cả những thiết kế đó đều mới mẻ và vẫn phù hợp thuần phong mỹ tục.

Áo dài thường được chị em diện vào nhiều thời điểm khác nhau. Nữ sinh cấp 3 ở hầu hết các thành phố đều lựa chọn những chiếc áo dài trắng trinh nguyên để mặc. Đó không chỉ là một bộ trang phục mà còn đại diện cho sự trong trắng, thanh khiết của các cô bé. Áo dài còn trở thành biểu tượng của nhiều ngành dịch vụ ở nước ta, điển hình là hàng không. Hãng hàng không Việt Nam airline, hàng không quốc gia đã lựa chọn áo dài làm đồng phục. Điều này góp phần truyền bá nền văn hóa Việt Nam ra với bạn bè thế giới. Hòa chung không khí ngày tết tươi vui, náo nhiệt, những tà áo dài tung bay khắp nơi. Áo dài có nhiều họa tiết, phù hợp cho cả mẹ và bé. Thẩ đẹp biết bao khi một gia đình cùng diện áo dài.

Hiện nay, các cơ quan trong bộ máy nhà nước cũng đang đưa trang phục áo dài vào để sử dụng. Đây cũng là một trong những biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của tà áo dài.

Giữa vô vàn trang phục với nhiều kiểu dáng mẫu mã khác nhau, áo dài vẫn giữ được vị trí nhất định. Thầm cảm ơn cha ông ta đã có những phát minh hay để lại cho thế hệ trẻ như bây giờ.

Trên đây là bản thuyết minh về áo dài Việt Nam. Hy vọng nó sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các em học sinh. Chúc em luôn học tốt và đừng quên theo dõi trang để biết thêm nhiều bài học mới.

Văn Học Lớp 8 -