Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà ( CÓ MẪU )
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà và dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà hay nhất, mang đầy đủ ý nghĩa bài thơ Bạn đến chơi nhà.
Bài thơ bạn đến chơi nhà nói lên một tình bạn giản dị, đơn sơ, không vật chất. Dưới đây là dàn ý và cảm nghĩ về bài thơ bạn đến chơi nhà, các em tham khảo để hoàn thành bài viết được điểm cao.
Contents
Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà
a. Mở bài
- Bài thơ Bạn đến chơi nhà của tác giả Nguyễn Khuyến viết về một tình bạn đẹp giữa ông và người bạn tên Dương Khuê.
- Nói về một tình bạn tri kỉ, không cần giàu sang vẫn là một tình bạn đẹp
b. Thân bài
Trong câu thơ đầu tiên của bài thơ “Bạn đến chơi nhà”
“Đã bấy lâu nay bác tới nhà”
- Nói về thời gian dài xa cách mới được gặp lại nhau
- Cách xưng hô thân mật, gần gũi bằng danh từ “Bác”
- Thể hiện tình bạn đẹp, tri kỷ
- Câu thơ như tiếng lòng vui tươi, nhớ nhung, sau bao lâu mới được gặp lại người bạn thân quý mến.
Trong 6 câu thơ tiếp theo
Miêu tả hoàn cảnh, không gian được gặp bạn thân
Chợ búa thì lại ở quá xa, trong nhà không có trẻ con để sau bảo
=> Không thể sắm sửa đãi bạn một bữa ngon lành, thịnh soạn
Muốn bắt cá nhưng cá nhưng ao sâu không bắt được, gà trong vườn thì không dễ bắt được.
=> Ngay cả những món ăn cây nhà lá vườn cũng không thể mời bạn
Trong vườn thì cả chỉ mới bắt đầu ra nụ, quả bầu thì còn non chưa ăn được, mướp thì vẫn còn bông.
=> Rau củ quả đơn giản cũng chẳng có
Cuối cùng chỉ còn có thể tâm sự hàn huyên với nhau
=>Trong nhà từ món ăn quê nhà đến những món ăn cao sang cũng cahwngr có mà tiếp đãi bạn thân. Tác giả đưa ra những chi tiết “không” nhằm ngụ ý rằng tình bạn giữa hai người không cần đến vật chất cũng vẫn đẹp và đáng quý.
Ở câu thơ cuối
“Bác đến chơi đây ta với ta”
Cụm từ “ta với ta” ý chỉ có hai người là tác giả và bạn của ông
=> Tình bạn bền chặt, gắn bó
c. Kết bài
Khẳng định lại nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ Bạn đến chơi nhà
- Một tình bạn hồn nhiên, phi vật chất, keo sơn, gắn bó, tri kỷ
- Sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, phép lặp từ và lối thơ hài hước, cùng tình huống truyện hay.
Bài văn cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà ( Mẫu số 1 )
Bài thơ Bạn đến chơi nhà của nhà thơ Nguyễn Khuyến là bài thơ mang đến một tính huống dở khóc dở cười nhưng lại chứa đựng một ý nghĩa vô cùng sâu xa. Bài thơ được tác giả sáng tác chỉ với 8 câu thơ với lời thơ đơn giản, mộc mạc nhưng lại rất tinh tế.
Bài thơ nói về một tình bạn đẹp giữa ông và người bạn thân tên Dương Khuê. Bài thơ như một câu chuyện tự bộc bạch hết nỗi niềm và tình cảm dành cho tình bạn tri kỷ.
Đến với câu thơ đầu tiên, tác giả như vỡ oà những cảm xúc vui mừng rỡ sau thời gian dài mới được gặp lại bạn thân:
“Đã bấy lâu nay Bác đến nhà”
Tác giả sử dụng cụm từ “đã bấy lâu nay” ngụ ý rằng đã từ rất lâu rồi tôi và bạn mới được gặp lại nhau, đồng thời thể hiện một tình cảm dạt dào, tha thiết dành cho người bạn xa cách thời gian dài. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng cách xưng hô qua danh từ “bác” thể hiện một sự thân thiết, ân cần và gần gũi. Chỉ với câu thơ đầu nhưng tác giả đã gợi lên một tình bạn keo sơn, bền bỉ.
Cứ ngỡ, tình bạn đẹp ấy sẽ được tiếp đón bằng những món ăn ngon. Ấy vậy mà, một tình huống dở dở cười xuất hiện:
“Trẻ thời đi vắng chợ thời xa”
Bạn đến chơi tôi rất muốn tiếp đãi bạn bằng những món ăn cao sang thế nhưng trẻ con thì không có để sai khiến, chợ thì ở quá xa, tuổi tôi đã lớn cũng chẳng thể đi đâu xa được. Cứ ngỡ, sáng kiến cơm nhà lá vườn của tác giả cứu vớt được tình huống lúc bấy giờ, thế nhưng:
“Ao sâu nước cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà”
Những món ăn ở vườn nhà cũng chẳng khá hơn khi muốn đãi bạn món cá thì ao lại quá sâu không bắt được, có gà nhưng “vườn rộng, rào thì thưa” không dễ để bắt gà. Vậy nhà thơ sẽ dùng cái gì để tiếp đón bạn quý đây?
“Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”
Thôi thì đành tiếp bạn những món rau dân giã, thế nhưng ra đến vườn thì cải thì chưa ra cây, cà thì mới chớm nụ, bầu và mướp thì chưa thành quả. Tình huống dưỡng như đã trở nên khó xử hơn.
Thế là chỉ còn lựa chọn cuối cùng:
“Đầu trò tiếp khách, trầu không có”
Vì không có những món ăn dù dân giã hay cao sang để tiếp đãi bạn, chỉ có sự chân thành, vui vẻ qua những câu chuyện tâm tư. Thoạt mới nhìn vào bài thơ cứ ngỡ tác giả đang than vãn với người bạn của mình về sự nghèo khổ, khốn khó, thế nhưng ý nghĩa sâu xa có ai biết. Tác giả sử dụng phép lặp “không” như muốn khẳng định về tình bạn gắn bó keo sơn, chẳng vì vật chất mới chơi cùng với nhau. Tình bạn tri kỷ chỉ cần nhìn thấy nhau hạnh phúc, khỏe mạnh là đủ vui rồi, cũng đủ để trường tồn mãi với thời gian.
Câu thơ cuối như lời giãi bày:
“Bác đến chơi đây ta với ta”
Danh từ “Bác” một lần nữa lại xuất hiện như một sự trân trọng, yêu thương. Đồng thời thể hiện sự biết ơn đối với người bạn thân đã lặn lội đường xá xa xôi đến chơi với tác giả. Cụm từ “ta với ta” ám chỉ tôi với bạn. Đến đây cả hai như cùng chung một nỗi niềm, một sự cảm thông, trân quý lẫn nhau. Chẳng cần mâm đầy món cao sang, chỉ cần tôi và bác được gặp nhau cũng đủ thân tình. Chắc chắn đây là một tình bạn đáng để học hỏi, tri kỷ và đáng quý. Một tình bạn chân thành, không vụ lợi. Câu thơ cuối như làm sáng cả bài thơ, thật ấm áp làm sao.
Bài thơ khép lại mang một ý nghĩa rằng tình bạn chỉ đơn giản xuất phát từ trái tim, sự chân thành, không vụ lợi, phi vật chất đó mới chính là tình bạn đẹp. Tác giả sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật với luật lệ nghiêm ngặt nhưng vẫn toát lên sự dí dỏm, vui tươi, lạc quan trong từng câu thơ. Cùng với tác sử dụng nghệ thuật phép lặp “không” nhằm khẳng định một tình bạn keo sơn, bền chặt chẳng cần mâm cao cỗ đầy nhưng cả hai vẫn vui vẻ trò chuyện, tương thông lẫn nhau. Bài thơ như muốn truyền tải một ý nghĩa cao đẹp về tình bạn đích thực
Bài văn cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà ( Mẫu số 2 )
Bài thơ Bạn đến chơi nhà của tác giả Nguyễn Khuyến viết về một tình bạn đẹp giữa ông và người bạn tên Dương Khuê. Nói về một tình bạn tri kỷ, không cần giàu sang vẫn là một tình bạn đẹp:
“Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng. chợ thời xa”
Bài thơ tạo ra một tình huống trớ trêu khi bạn đến chơi nhà. Đã rất lâu người bạn thân nhất của tác giả mới có dịp đi đường xá xa xôi đến để gặp ông, ấy vậy mà vì những lý do khách quan mà tác giả không thể tiếp đón bạn mình một cách nồng nhiệt nhất.
Trẻ con trong nhà thì không có ai, chợ thì lại xa với nhà không thể nào mua những món ngon để mời bạn. Tác giả suy nghĩ đến những món ăn “cơm nhà lá vườn”, thế nhưng ra đến vườn thì ao quá sâu không có cá, gà thì không thể bắt được. Tác giả rất muốn mời bạn thân nhất của mình những gì ngon nhất nhưng đều không thể.
Ngay cả những món dân giã như rau cải thì chỉ mới ra hoa, quả cà chỉ mới chớm nụ, quả bầu mướp thì chưa có quả. Tác giả cảm thấy buồn khi người bạn thân nhất của mình đến chơi nhà mà lại không thể tiếp đón bạn tử tế.
Trong tình cảnh không khả quan ấy, tác giả cũng chỉ biết “Bác đến chơi đây, ta với ta”:
“Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta”
Chẳng cần cao sang, quyền quý, vật chất hóa lên nhưng ở hai câu thơ trên cũng đủ để thấy tình bạn của hai người rất mộc mạc và bình dị. Tuy hai mà một, tình bạn dẫu không có vật chất vẫn đẹp, vẫn đáng quý. Qua câu thơ như toát lên một sự tình nghĩa cao quý, một tình bạn tri âm tri kỷ đáng kính trọng và học hỏi.
Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” sử dụng những ngôn ngữ bình dị, mộc mạc nhưng chan chứa sự chân thành, lối thơ tự nhiên dễ đi vào lòng người. Ca ngợi tình bạn phi vật chất, tri âm tri kỷ, đáng quý và trân trọng trong cuộc sống con người. Không dễ để ta có thể tìm được một tình bạn đẹp như trên, nên hãy gìn giữ những tình bạn hiện có.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các nắm bắt được nội dung và kiến thức cho đề bài cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. chúc các em học giỏi.
- Xem thêm: Nội dung và nghệ thuật bài thơ Bạn đến chơi nhà chi tiết
Nội dung và nghệ thuật bài thơ Bạn đến chơi nhà chi tiết
Hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng
Biện pháp nghệ thuật trong bài thơ Bánh trôi nước
Nội dung và nghệ thuật của bài thơ Qua đèo ngang
Dàn ý tả cây phượng hay được chọn lọc và kiểm duyệt
Biểu cảm về mùa xuân lớp 7 “Mầm Sống Đâm Chồi”
Dàn ý cảm nghĩ về mẹ lớp 7 “Đẫm Tình Mẫu Tử Thiên Liêng”