Phân tích lợi ích của việc đi bộ ngao du hay và đặc sắc
Phân tích lợi ích của việc đi bộ ngao du chi tiết, đem đến cho các em học sinh có thêm kiến thức và tải liệu tham khảo trong quá trình học tập.
Đi bộ có rất nhiều lợi ích, vấn đề này không chỉ có trong đời sống mà còn được mang đến cả văn học. Đó là điều tôi muốn nhắc đến trong tác phẩm “Đi bộ ngao du” của nhà văn Ru-xô chính là lợi ích của việc đi bộ ngao du. Theo chân chúng tôi tìm hiểu tác phẩm đó ngay bên dưới đây nhé.
Contents
Khái quát tác giả, tác phẩm
Tác giả Ru-xô là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp
Tác phẩm: “Đi bộ ngao du” trích trong “Ê-min hay Về giáo dục”
Phân tích lợi ích của việc đi bộ ngao du
Đi bộ ngao du để được nhìn và cảm nhận cái đẹp xung quanh
Đi bộ theo một cung cách tự do, thoải mái, muốn đi đâu cũng được. Việc đi này không phụ thuộc vào ý chí của ai, cũng không vì một mục đích nhất định nào. “Thích dừng lúc nào thì dừng… muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy”. “Quan sát khắp nơi”, “đi bất cứ đâu mình thích”, “chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã xe trạm”. Đây đều là những dẫn chứng xác thực hết sức rõ ràng và có logic.
Đi bộ để cảm thấy tự do, thoải mái và làm điều mình thích theo cách mình yêu. Chỉ cần là nơi mình muốn đến thì mình có thể đi. Mỗi một địa điểm mới sẽ cho ta nhiều bài học thú vị, từ đó, ta càng trưởng thành, chín chắn hơn.
Đi bộ ngao du mang lại cho ta đầu óc linh hoạt và sáng suốt hơn
Các nhà khoa học, bác học nổi tiếng như Talet, Platon, Pi-ta-go đều đi bộ, luyện tập thể dục, thể thao. Kiến thức thực tế mà bạn tiếp nhận được ở thế giới xung quanh sẽ hữu ích hơn nhiều so với những gì bạn đọc qua sách vở hay phòng sưu tập. Càng trải nghiệm nhiều, chúng ta càng thấy cuộc sống có nhiều điều thú vị.
Các dẫn chứng xác thực, có tính thuyết phục cao được đưa ra để khẳng định quan điểm của tác giả. Các kiến thức có từ trong sách vở là kiến thức hàn lâm. Thiếu đi tính chân thực và gần gũi với đời sống. Do vậy, nó sẽ hạn chế góc nhìn trực quan của người đọc. Từ đó, có hội được lĩnh hội kiến thức và áp dụng vào thực tiễn cũng bị hạn chế ít nhiều.
Đi bộ ngao du khiến đầu óc được sảng khoái, vui vẻ
Nhà văn đã dùng nhiều phép liên tưởng, so sánh thú vị để dẫn chứng cho điều này. Những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt – những người đi bộ, kết quả là “mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ” – “vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả”.Đi bộ ngao du khi trở về nghiễm nhiên mọi thứ tưởng như vô cùng bình thường, giản dị lại khiến ta cảm thấy nhớ thương, thích thú và hài lòng.
Tâm trạng của tác giả được thể hiện rõ hơn qua các từ ngữ “hân hoan biết bao”, “ngon lành thế!”, “thích thú biết bao”, “ngủ ngon giấc biết bao”. Sử dụng ngôi kể “ta” để đưa ra cái nhìn tổng thể, khách quan. Từ đó, đưa ra lời khuyên, kinh nghiệm để giúp cho mọi người có những trải nghiệm thú vị như mình.
Nghệ thuật
Tác giả đã đưa ra những lập luận hết sức chặt chẽ. Sử dụng nó để làm tăng tính thuyết phục. Lý lẽ hùng hồn nhưng không kém phần sinh động. Cộng thêm những trải nghiệm thực tế của chính tác giả khiến độ tin tưởng càng được nâng cao.
Thay đổi ngôi kể giữa ta và tôi để làm tăng tính khách quan, cụ thể. Giọng điệu kể chuyện như tâm tình, thủ thỉ cũng có chút nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Đó không chỉ là một câu chuyện mà là lời bộc bạch, tâm sự của chính tác giả.
Cảm nhận về lối sống đẹp của tác giả. Ru-xô là một người giản dị, yêu thích tự do,thiên nhiên. Luôn khát khao được hòa mình vào cuộc sống này.
Trên đây là bài viết phân tích lợi ích của việc đi bộ ngao du. Các em học sinh có thể thêm một vài chi tiết nhỏ để hoàn thiện bài viết của mình. Chúc các em học tập và hoàn thiện tốt bài kiểm tra. Và đừng quên theo dõi trang để tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới nhé.
Văn Học Lớp 8 -Nội dung, ý nghĩa và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đi đường
Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên hay và chi tiết
Dàn ý và bài văn thuyết minh về cách làm diều giấy
Dàn ý và bài văn thuyết minh về thể thơ lục bát chọn lọc
Bố cục và tóm tắt Chiếc lá cuối cùng hay và ngắn gọn
Dàn ý Tôi thấy mình đã khôn lớn chi tiết (Mẫu hay)
Dàn ý và bài văn thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam