Phân tích đoạn 1, 2 Bình Ngô Đại Cáo chọn lọc hay nhất

Phân tích đoạn 1, 2 Bình Ngô Đại Cáo chi tiết được biên soạn và kiểm duyệt kỹ lưỡng, tham khảo ngay bài viết để có thêm tài liệu trong khi học tập.

Với đề bài “Phân tích đoạn 1, 2 Bình ngô đại cáo của nhà văn Nguyễn Trãi”. Các bạn học sinh có thể chưa biết cách viết như thế nào? Bài văn phân tích trong bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có định hướng tốt hơn cho mình.

Phân tích đoạn 1 và đoạn 2 của tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo cực hay và chi tiết

Phân tích đoạn 1 và đoạn 2 của tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo cực hay và chi tiết

Content

Tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo

Bình Ngô Đại Cáo được ra đời trong hoàn cảnh quân ta vừa chiến thắng và làm tan rã 15 viện binh của quân giặc. Vương Thông xin lui quân về nước. Lúc này, Lê Lợi ra lệnh Nguyễn Trãi viết Đại cáo Bình Ngô.

Phân tích đoạn 1, 2 Bình Ngô Đại Cáo

Để tiến hành phân tích đoạn 1 và đoạn 2 Bình Ngô Đại cáo chúng ta cần tiến hành phân tích từng đoạn.

Phân tích đoạn 1 Bình Ngô Đại Cáo

Nguyễn Trãi là một nhà văn lớn với nhiều tác phẩm nổi tiếng để đời. Ông còn là một nhà quân sự lỗi lạc của dân tộc. Nguyễn Trãi đã có rất nhiều đóng góp cho quốc gia dân tộc. Với tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo – một bản tuyên ngôn độc lập. Ông đã đề cao nhân nghĩa cũng như lòng yêu nước thương dân được đặt lên hàng đầu.

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”

Hai cầu đầu của Bình Ngô Đại Cáo đã đưa ra lý tưởng vì cuộc sống ấm no yên ổn của nhân dân. “Trừ bạo” là tiêu diệt quân giặc, để giúp nhân dân có được cuộc sống hạnh phúc, bình yên. Một lý tưởng cao cả do nhân dân, vì nhân dân, từ đó mới có được một đất nước hưng thịnh.

Ở những câu tiếp theo tác giả đã đưa ra lập luận chặt chẽ. Từ những triều đại trước Triệu, Đinh, Lý, Trần luôn song hành cùng các triều đại Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc. Mỗi đất nước đều có bờ cõi riêng, phong tục riêng. Với giọng điệu đanh thép, tác giả đã khẳng định chủ quyền của dân tộc. Đó cũng là niềm tự hào cho những giai đoạn lịch sử hào hùng đã qua của đất nước.

“Lưu Cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết chí lớn phải vong thân

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét.

Chứng cứ còn ghi.”

Những kẻ tham lam, kẻ đi xâm lược như Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã đều không có kết cục tốt. Những cái tên đưa ra đều là tướng lĩnh nổi tiếng mang quân xâm lược Đại Việt. Chúng đều đã bị thất bại trước một đất nước nhỏ bé. Đất nước ta luôn khẳng định được chủ quyền và đã kiên cường đánh bại những kẻ thù to lớn.

Tác giả đã sử dụng từ “nhân nghĩa” để nói về chiến tranh bảo vệ nhân dân, bảo vệ đất nước. Quân tàn bạo là kẻ xâm lược kẻ phi nhân nghĩa. Chính nghĩa luôn chiến thắng chiến tranh phi nghĩa.

Nguyễn Trãi đã toát lên giọng điệu oai nghiêm, hùng hồn khi nói về độc lập chủ quyền của đất nước. Qua đó cũng cho thấy lòng yêu nước sâu sắc của ông.

Phân tích đoạn 2 Bình Ngô Đại Cáo

Đoạn 1 của bài cáo đã khẳng định chủ quyền dân tộc và đề cao tinh thần nhân nghĩa. Trong đoạn của tác phẩm lại tố cáo tội ác của quân giặc Minh. Trong thời kỳ nhà Hồ đang suy yếu, bọn giặc đã lợi dụng danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ” để gây ra nhiều điều ngang trái. Chúng đã gây bạo loạn, chia rẽ với mục đích cướp nước.

“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà

Để trong nước lòng dân oán hận

Quân cuồng Minh thừa cơ gây loạn

Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh”

Khi chúng xâm lược đã áp dụng nhiều chính sách tàn bạo, vô nhân tính khiến người người phẫn nộ. Chúng có những hành độc ác độc, hung hãn “nướng dân đen”, “vùi con đỏ”. Không những thế chúng còn ra sức vơ vét của cải, thu sưu thuế nặng. Coi dân ta như công cụ để chúng khai thác tài nguyên. Mặc kệ họ sẽ bị cá mập, thuồng luồng nuốt trọn nhưng vẫn phải “xuống biển mò ngọc” hay phải “đãi cát tìm vàng” ở chốn rừng thiêng nước độc. Bọn giặc Minh còn tàn phá cả môi trường, không tha cho cả “côn trùng cây cỏ”.

Nhân dân Đại Việt vì thế đã rơi vào khốn cảnh lầm than, gia đình ly tán. Khắp nơi là những lời oán thán, quẫn bách cùng cực.

Mọi tội ác của chúng đã được tác giả vạch trần. Tội ác chồng chất đến nỗi không thể ghi hết tội trên trúc Nam Sơn, có dùng nước biển cũng “không rửa sạch mùi”. Tác giả cũng đã rõ thái độ căm phẫn bọn giặc tàn ác qua câu:

“Lẽ nào trời đất dung tha

Ai bảo thần dân chịu được?”

Nội dung của toàn đoạn là lời tố cáo toàn bộ tội ác của quân giặc khi chúng đô hộ nước ta. Chính vì thế, chỉ có khởi nghĩa, chỉ có đấu tranh mới có thể giành lại được độc lập tự do.

Tổng kết nội dung Phân tích đoạn 1, 2 Bình Ngô Đại Cáo

Đoạn đầu trong tác phẩm Bình Ngô Đại cáo đã nêu lên tinh thần nhân nghĩa để bảo vệ cuộc sống ấm no của nhân dân. Cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân là cuộc chiến tranh chính nghĩa. Tác giả đã khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc, không kẻ nào có thể xâm hại. Kết cục của kẻ xâm lược được định sẵn là sẽ thất bại.

Trong đoạn hai, tác giả đã vạch trần hết tội ác của bọn giặc ngoại xâm. Là một bản cáo trạng vạch những tội ác không thể nào dung thứ của chúng.

Từ giọng điệu hùng hồn ở đoạn 1 chuyển sang giọng điệu căm phẫn ở đoạn 2. Cho thấy tác giả là một người có lòng yêu nước thương dân cao cả.

Trên đây là bài phân tích đoạn 1, 2 Bình Ngô Đại Cáo hay nhất. Để làm một bài văn phân tích tốt thì các em nên đọc hiểu kỹ văn bản, tìm hiểu ý nghĩa nội dung cụ thể. Chúc các em luôn đạt được kết quả tốt trong học tập.

Văn Học Lớp 10 -