Phân tích 18 câu thơ đầu bài Trao duyên của Nguyễn Du

Phân tích 18 câu thơ đầu bài Trao duyên của nhà thơ Nguyễn Du, hãy cùng chúng tôi phân tích cặn kẽ và chi tiết 18 câu thơ bài Trao duyên dưới đây.

Với đề bài “phân tích 18 câu thơ đầu bài Trao duyên” trong chương trình học tập của các em học sinh lớp 10, thì những gợi ý và lời giải về bài thơ Trao duyên trong bài viết này, chắc chắn sẽ là giúp ích được các em học sinh trong quá trình học tập.

Phân tích 18 câu thơ đầu bài Trao duyên của nhà thơ cực nổi tiếng Nguyễn Du

Phân tích 18 câu thơ đầu bài Trao duyên của nhà thơ cực nổi tiếng Nguyễn Du

Content

Giới thiệu về bài thơ Trao duyên

Cụm từ “trao duyên” từ trước đến nay thường mang ý nghĩa tích cực, vui vẻ, mang sắc thái tình cảm đôi lứa dành cho nhau. Ấy vậy mà nghịch lý thay trong các tác phẩm văn học thơ ca lại có cái “trao duyên” ngược đời, mang đầy nỗi xót xa, tủi buồn. TRong bài thơ “trao duyên” của nhà thơ Nguyễn Du xuất hiện cảnh trao duyên của chị em “sắc nước hương trời” của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân. Qua ngòi bút tài năng của Nguyễn Du, ông đã khắc họa nên một bức tranh đượm buồn cho khung cảnh trao duyên.

Phân tích 18 câu thơ đầu bài Trao duyên

Trong đoạn trích,bài thơ của Nguyễn Du kể về một cuộc đời không mấy suôn sẻ, vô cùng gian truân, gia biến và lưu lạc của cô gái tài sắc Thúy Kiều. Ở 18 câu thơ đầu của đoạn trích “Trao duyên” như lời chia tay đầy nghẹn ngào và đau đớn trong tình cảm với Kim Trọng, đành nhờ em gái vun vén tình cảm còn lại cho người mình yêu.

Trong hàng vạn người trên thế giới, mảy may gặp được nhau, tìm thấy nhau quả thực đã là điều vô cùng may mắn. Thế nhưng, hai chữ duyên phận là do ông trời sắp đặt, giữa họ có lẽ có duyên nhưng không thành phận, cũng đành phải phó mặc cho số phận, có níu kéo thì cũng bằng thừa. Bởi lẽ đó mà Thúy Kiều đã tỏ ra cẩn trọng hơn, không ngần ngại khi gửi gắm lại cho cô em gái Thúy Vân:

Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi hãy thưa”

Tuy Thúy Kiều là vai vế trên, là chị của Thúy Vân nhưng khi nhờ vả Thúy Vân về chuyện quan trọng của tình cảm, Thúy Kiều sử dụng những từ ngữ có sức biểu đạt đầy trân trọng. Từ  “cậy” trong câu thơ thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối về em gái của mình, Thúy Kiều tin rằng chỉ có em gái của mình mới có thể giúp cô yên tâm trao trọn niềm tin yêu với KIm Trọng thay cô. Từ “chịu” ở cuối câu thơ” Cậy em em có chịu lời” như một lời nghi vấn nhưng cũng thể hiện sự ràng buộc trong câu nói đầy ẩn ý của Thúy Kiều.  Cả hai câu thơ sử dụng nhịp điệu ngắt câu, nhấn nhá câu từ trang nghiêm đã thu hút sự chú ý của Thúy Vân về câu chuyện của chị. Thúy Vân hiểu được nỗi lòng của người chị gái nên Thúy Kiều lại tha thiết:

Ngồi lên cho chị lạy rồi hãy thưa”

Động từ “lạy”, “thưa” trong câu trên như một lời yêu cầu, van xin của Thúy Kiều, bảo rằng em hãy ngồi lên cho mình “lạy” rồi “thưa”.Nghe có vẻ phi lý nhưng lại vô cùng hợp lý. Tình cảm là thứ gì đó rất thiêng liêng, khi Thúy Kiều không còn cách nào để có thể cùng Kim Trọng tiếp tục vun đắp tình cảm, nên chỉ có cô em gái là người mà Thúy Kiều có thể nhờ vả lúc này. Thúy kiều biết ơn và chịu ơn huệ lớn từ em gái của mình, đồng thời hành động”lạy rồi hãy thưa”’ như một sự trang nghiêm, đáng kính cũng như lột tả sự khó xử, đầy éo le của cả chị và em Thúy  Kiều. Kiều khó để mở lời nói thẳng với THúy Vân, còn em gái thì chẳng thể nào từ chối đi lời đề nghị tha thiết của Kiều. Và Thúy Vân từ đây có lẽ rằng cũng đã suy nghĩ ra được ẩn ý trong câu chuyện mà chị mình sắp nói đến.

Khi đã được Thúy Vân thấu hiểu,Kiều như tâm sự, bày tỏ nỗi lòng của mình với Thúy Vân:

Giữa đường đứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”

Cuối cùng Thúy Kiều muốn nhờ cô em Thúy Vân thay mình tiếp nối mối duyên này với Kim Trọng. “Giữa đường đứt gánh tương tư” câu thơ như nói lên nỗi lòng đầy đau đớn của Thúy Kiều với tình cảm của Kim Trọng. Mối duyên này xem như đã không thể tiếp diễn được nữa nên phải nhờ đến em, cậy đến em, mong rằng em sẽ thay mình trả đủ nghĩa đủ tình cho chàng Kim. Cuối câu thơ” mặc em” ở đây chỉ sự phó mặc, để em tùy mình quyết định, nhưng cũng là lời khẳng định chắc nịch khiến cô em gái khó lòng từ chối. Dẫu biết rằng như thế này là làm khó cho em gái, để thuyết phục em chị Thúy Kiều buông đôi câu:

“Kể từ khi gặp chàng Kim ,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kỳ,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ, thay lời nước non.”

Thúy  Kiều và Kim Trọng đã có lời hẹn ước từ trước, lời thề nguyền đặc biệt là thề nguyền đôi lứa có giá trị vô cùng, sắt son, khắc sâu ân tình nghĩa đậm hai bên, mãi mãi chẳng chia lìa. Có thể đối với em đó chỉ là lời thề non hẹn biển xa vời, nhưng đối với Thúy Kiều lời thề này  giống như linh hồn, phẩm giá mỗi người. Thế nhưng vì chữ hiếu Thúy Kiều buộc lòng vứt bỏ chữ tình đi thay chữ hiếu, chẳng thể cùng Kim Trọng sánh bước cùng nhau trong lời thề năm xưa. Tuy vậy, Thúy Kiều không muốn đem tình cảm trân quý đó đem cho một người con gái xa lạ khác, không muốn chàng vì mình đau khổ nên đành nhờ em gái mình tin tưởng thay mình nối tiếp hẹn ước chăm sóc cho chàng. Kiều khéo léo cậy lời:

Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non”

Thúy Kiều hiểu được sự khó xử, sự băn khoăn trong tình cảm của em. Tình cảm cả đời ai mà chẳng lo lắng và Thúy Vân cũng không ngoại lệ. Nàng vỗ về rằng Thúy Vân còn trẻ, thời gian tuổi xuân còn dài, Kim Trọng lại là người đàn ông tốt, sau này còn có nhiều cơ hội để vun vén tình cảm, há chăng còn sợ chi “mối tơ thừa”. Vì thương chị hi sinh chữ tình để báo hiếu cho đấng sinh thành, Thúy Vân đành chấp nhận mối nhân duyên này thay chị mình. Thúy Kiều không chỉ mong muốn Kim Trọng không đau khổ vì mình, mà cũng muốn Thúy Vân tìm được một bến đỗ thật sự hạnh phúc, yên bình và êm đẹp bên người đàn ông tốt là Kim Trọng. Nỗi lòng người chị cả biết lo toan, thấu hiểu mọi bề.

Tình cảm của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng như khắc sâu vào từng ngóc ngách trong tâm hồn nàng. Bởi thế trao mối tơ duyên này, trong lòng Kiều đầy giằng xé, đớn đau:

“Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

Trao người đàn ông mình yêu thương, trao tình cảm vẫn còn chưa nguội lại cho em chăm sóc, điều này như lấy đi hết sức lực của Thúy Kiều. Kiều cảm thấy bản thân như chẳng còn chút hơi thở nào cả, như đã chấm dứt : “thịt nát xương mòn’; “ chín suối” . Dù cho sau này chị có khổ cực hay đau đớn gì, có chết đi Thúy Kiều vẫn cảm thấy mãn nguyện vui vẻ mà ra đi. Tuy rằng, trước mặt Thúy Vân, nàng tỏ ra khá mạnh mẽ và quyết đoán nhưng sâu bên trong nội tâm của Kiều lại là một tâm hồn vụn vỡ, xót xa, đau đớn đến tột cùng của Thúy Kiều khi phải dứt bỏ mối nhân duyên tươi đẹp của mình.

Khi Thúy Vân đã an lòng phần nào Thúy Kiều trao lại kỷ vật đính ước cho em và tha thiết dặn dò em:

“Chiếc thoa với bức tờ mây

Duyên này thì giữ, vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!

Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.”

Kiều trao lại những kỷ vật quý báu lại cho Thúy Vân.Tiền bạc của cải rồi sẽ hết, những chỉ có kỉ vật thì mãi mãi bên ta, gắn bó lâu dài, lưu dấu cho tình cảm. Đó là chiếc vành– là chiếc vòng tay Trọng tặng cho Kiều cái lần đầu tiên ấy, làm vật tín ước hẹn; đó là bức tờ mây ghi tạc những lời thề non ước hẹn trăm năm đầu bạc của đôi nam thanh nữ tú và là phím đàn đêm trăng thanh cất lên khúc nhạc cho bản tình ca Kim Kiều. Nhịp thơ ngắt nghỉ như tiếng lòng đau khổ của Thúy Kiều, trao lại cho em những kỷ vật của Kiều và Kim Trọng.Câu thơ “Duyên này thì giữ, vật này của chung”, mối nhân duyên đành trao trọn lại cho em thay chị đối xử tốt với Kim Trọng nhưng tín vật này hãy làm của chung, mong em hiểu cho chị vì muốn chút ích kỉ để được cùng Vân cùng Trọng lưu giữ  những kỉ niệm đẹp này. Mối tình dù có trao duyên đi nhưng cũng không thể dứt hẳn.Chính Kiều ngay lúc này cũng còn lưu luyến và bịn rịn không thể lý giải cho thứu cảm xúc ngang ngược này của bản thân. Suy nghĩ về những điều đã qua, Kiều bỗng thương thay cho số kiếp của mình. Không thể hiểu rằng, tại sao số mình lại “bạc mệnh” ngay cả người mình thương cũng không thể yêu thương một cách trọn vẹn. Trong thâm tâm của Thúy Kiều vẫn còn giữ suy nghĩ về cái chết để kết thúc cuộc đời không mấy tốt đẹp của mình. Nước mắt lệ ướt mi, tim đau như quặn thắt, giờ đây Kiều cũng đã làm trọn chữ Hiếu, bổn phận, trách nhiệm của chị lớn, con cả trong gia đình, làm tròn cái đạo làm con cũng như làm tròn cái nghĩa tình với người yêu.

Tiểu kết ý nghĩa của 18 câu thơ đầu bài Trao duyên

Qua 18 câu thơ đầu, Nguyễn Du đã vẻ nên một bức tranh đau đớn và không khỏi xót xa cho thân phận nàng Kiều. Sử dụng những từ ngữ điêu luyện, khắc sâu trong trí nhớ của độc giả. Với ngòi bút tài tình của mình, tác giả dường như đã lột đã được chân thực những cung bậc cảm xúc ẩn giấu bên trong con người Kiều. Nhân vật như được điêu khắc từng đường nét cảm xúc, khiến ai nghe qua cũng cảm thấy chạnh lòng. Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân những thứ tình cảm thiêng liêng đó vẫn mãi còn đó dành cho Kim Trọng, duy nhất người cô thương. Chi tiết trao kỉ vật cho em gái nhưng vẫn muốn làm của chung, thật xót xa và đau đớn, như xé nát tâm can người đọc. Không chỉ tạo nên một bức tranh về khung cảnh trao duyên, nhà thơ Nguyễn Du còn cho thấy được giá trị nhân văn của một tính yêu cao đẹp của đôi lứa. Tình yêu chân thành là bất tử và trường tồn.

Cảm nghĩ về ý nghĩa của 18 câu thơ đầu bài Trao duyên

Ngỡ đâu một người với vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, tài sắc vẹn toàn sẽ có một cuộc sống sung túc và hạnh phúc. Nhưng trớ trêu thay người đời bấy giờ có câu” Hồng nhan thì bạc phận”, lại gắn lên người con gái mang tên Thúy Kiều. Đúng như hai chữ “bạc mệnh”, cuộc đời của Kiều không khi nào bình yên, như con thuyền trôi lênh đênh ngoài biển khơi, chẳng tìm được bến bờ cuối cùng của cuộc đời, cứ nổi trôi vô định đến xót lòng. Và phải chăng đó cũng là lời than thân chung cho số phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa? Và phải chăng mọi sóng gió mới chỉ là bắt đầu, trang sách giông tố cuộc đời nàng mới chỉ bắt đầu từ hôm nay.

Qua những kiến thức bài phân tích 18 câu thơ đầu bài Trao duyên của chúng tôi chia sẻ, sẽ giúp các bạn học sinh có thêm được những kiến thức quý báu để rèn luyện học tập thật tốt.

Văn Học Lớp 10 -