Phân tích 2 khổ đầu bài Sóng của nhà thơ “Xuân Quỳnh”
Với đề bài “Phân tích 2 khổ đầu bài Sóng” chúng tôi sẽ giúp các em học sinh, có được ngay kiến thức khi phân tích 2 khổ thờ đầu bài Sóng ngay sau đây.
Hai khổ thơ đầu của bài Sóng giúp ta hiểu được tình cảm và hồn thơ của Xuân Quỳnh. Dù trong hoàn cảnh nào cũng vẫn luôn hồn nhiên vui tươi và có khát vọng.
Trong hai khổ thơ đầu là cảm nhận về hình tượng sóng. Qua đó phần nào thấy được nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Một người phụ nữ chung thủy và hết lòng với tình yêu của mình. Cùng phân tích về hai khổ đầu để hiểu rõ hơn nhé.
Contents
Tóm tắt nội dung chính trong 2 khổ đầu bài Sóng
Trong khổ thơ đầu hình ảnh sóng hiện ra với những qua những đối cực khác nhau. Qua đó thể hiện được những cung bậc cảm xúc của người phụ nữ đang yêu. Sóng có niềm khát khao lớn lao đó là có thể thoát khỏi khoảng không gian chật hẹp vươn ra bể. Cũng giống như hình ảnh người phụ nữ khao khát mong muốn tìm đến được những chân trời đích thực của tình yêu.
Trong khổ thơ thứ hai nói về khát khao cháy bỏng trong tình yêu. Con sóng qua hàng ngàn năm vẫn vậy, con người cũng thế. Trong trái tim của họ luôn có một khát khao về tình yêu đích thực.
Bài viết mẫu phân tích 2 khổ đầu bài Sóng số 1
Tình yêu là một trong những cung bậc cảm xúc khó diễn tả trong lòng con người. Những hỉ, nộ, ái, ố ở đời luôn được tình yêu diễn tả một cách rõ rệt. yêu không chỉ có vui vẻ sau đắm mà còn có cả những buồn đau. Bài Sóng của Xuân Quỳnh đã thể hiện rõ tiếng lòng của tình yêu. Nhất là trong hai khổ thơ đầu của bài thơ.
Bài thơ được đặt tên là Sóng khá đơn giản nhưng lại mang ý nghĩa vô cùng lớn lao. Hình tượng con sóng xuyên suốt bài thơ là ẩn dụ cho cái tôi trữ tình của tác giả. Sóng và em tuy hai mà lại một, lúc tách rời khi lại hòa nhập. Tất cả tạo nên được những rung động mạnh mẽ mãnh liệt trong tình yêu. Chúng quấn quýt nhau hòa quyện với nhau như tô vẽ thêm tâm hồn của người phụ nữ.
Mở đầu bài thơ ta thấy được sự tương đồng giữa sóng và em: “ Dữ dội và dịu êm/Ồn ào và lặng lẽ”. Đó là các cặp tính từ mang một sắc thái tương phản cho thấy sự đối lập nhau. Lúc mạnh mẽ ồn ào khi thì hiền hòa dịu êm. Mượn hình ảnh của sóng để nói lên được nỗi niềm cảm xúc. Lúc lên xuống bất thường của người phụ nữ khi yêu. Khi thì đắm say vui vẻ khi lại buồn bã giận hờn. Tình yêu là như vậy luôn chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Hai câu thơ tiếp theo: “Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”. Ở đây người phụ nữ đã không kìm nén được cảm xúc lòng mình. Vượt qua mọi rào cản để tiến tới cánh cửa tình yêu đích thực.
Sông và bể là hai phạm trù không gian xuất hiện trong câu. Bể ở đây chính là một không gian rộng lớn hơn, khát vọng to lớn hơn. Đó chính là chân trời mơ ước của hàng ngàn con sóng. Sông chính là phạm trù không gian hẹp, có giới hạn và khá chật chội. Chính bởi vậy mà sông không thể nào hiểu hết được những tâm tư nỗi lòng của sóng. Vì thế mà sóng tìm đến bể để được sẻ chia an ủi. Sóng ở đây chính là em, tình yêu của sóng không ai khác chính là tình yêu của em. Sóng muốn tìm đến bể lớn chính là khát khao của em muốn tìm đến một bến bờ tình yêu chân thành.
Từ “tận” trong câu thơ mang sắc thái thể hiện sự xa xôi. Cho thấy được hành trình kiếm tìm tình yêu hạnh phúc của người phụ nữ thật khó khăn và gian nan. Thế nhưng câu thơ thể hiện sự mạnh mẽ kiên trì không bỏ cuộc của người phụ nữ. Dám ước mơ, khát khao và dám hành động đi kiếm tìm hạnh phúc của đời mình. Con sóng trong thơ Xuân Quỳnh thật phi thường mạnh mẽ và đầy bản lĩnh. Đó là một trong những nét đẹp độc đáo của người phụ nữ hiện đại. Luôn chủ động, mạnh mẽ, dũng cảm và đầy cá tính.
Người phụ nữ lúc này đang trong chan chứa hạnh phúc với biết bao ước nguyện về tình yêu: “Ôi con sóng ngày xưa/Và ngày nay vẫn thế”. Cặp từ hô ứng “ngày xưa-ngày nay” xuất hiện trong câu thơ. Ngày xưa dùng để chỉ chiều sâu của quá khứ. Còn ngày sau dùng để nói về tương lai. Ngày xưa và ngày nay cũng như quá khứ, hiện tại và tương lai được nối lại với nhau. Xuân Quỳnh muốn nói đến về độ dài của thời gian. Con sóng vẫn vậy nhưng thời gian thì luôn thay đổi. “Vẫn” ở đây là vẫn ổn định không đổi thay, nó là đại từ thay thế cho cả ddaonj thơ phía trên. Dù thời gian có trôi qua có thay đổi thì những khao mong ước luôn ở đó và không thay đổi. Dù là con người trong quá khứ hay hiện tại vẫn luôn thủy chung luôn kiên định với khát vọng của mình.
Tình yêu mang đến cho con người một sức hút lạ kì: “Nỗi khát vọng tình yêu/Bồi hồi trong ngực trẻ”. “Bồi hồi” là từ láy dùng để nhấn mạnh cảm giác si mê trong tình yêu. Quãng thời gian đẹp nhất của mỗi con người có lẽ là yêu và được yêu. Tuổi trẻ luôn có mong ước và khát vọng riêng. Tố Hữu từng viết: Đời có gì đẹp hơn thế/Người yêu người sống để yêu nhau”.
Xuân Quỳnh đã thốt lên những câu thơ hay mang nhiều cảm xúc về tình yêu. Khi vị nữ sĩ tài hoa này đứng trước không gian bao la, mênh mông và rộng lớn. Đó là những khám phá mới mẻ và tính tế của tác giả tạo nên nét riêng biệt trong thơ của bà. Tiếng thơ của tác giả Xuân Quỳnh cũng là tiếng lòng chung của nhiều người phụ nữ Việt Nam thủy chung son sắt: “ Nếu phải cách xa anh/Em chỉ còn bão tố”.
- Xem thêm: Phân tích 4 khổ thơ đầu bài thơ “Sóng”
Bài viết mẫu phân tích 2 khổ đầu bài Sóng số 2
Ở đây chúng tôi phân ra thành ba phần: mở bài, thân bài và kết bài một cách rõ rệt.
Phần mở bài
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Văn học Việt Nam có rất nhiều tác phẩm mang khuynh hướng sử thi. Cùng với đó là cảm hứng lãng mạn của các tác giả khi viết về đề tài đất nước. Tuy vậy vẫn có nhiều bài thơ với vần thơ mới mẻ, những lời ca say đắm khi viết về tình yêu đôi lứa. “Sóng” là tác phẩm được Xuân Quỳnh sáng tác sẽ đưa người đọc đến với thế giới của tình yêu. Qua đó cảm nhận được những nét độc đáo riêng biệt trong thơ tình của Xuân Quỳnh. Hai khổ thơ đầu trong bài thơ đã thể hiện được sâu sắc và tinh tế về tình yêu.
Phần thân bài
Mở đầu bài thơ tác giả viết: “Dữ dội và dịu êm/Ồn ào và lặng lẽ”. Trong hai câu thơ này tác giả đã sử dụng các cặp từ đối nhau như: “dữ dội” và “dịu êm”; “ồn ào” và “lặng lẽ”. Tất cả diễn tả được trạng thái không bình thường của sóng lúc thì ồn ào khi lại dịu êm. Câu thơ có cách ngắt nhịp 2/3 tạo nên được âm điệu của những con sóng gối lên nhau vỗ vào bờ. Từ “và” được sử dụng thể hiện được trạng thái đối lập nhau. Cùng tồn tại trong một thể thống nhất không mâu thuẫn nhau mà đan xen nhau không ngừng chuyển hóa. Những trạng thái bất thường của sóng cũng chính là nhiều cảm xúc khác nhau trong người phụ nữ.
“Sóng” là hình ảnh nhân hóa khi tìm ra bể lớn. Nó khiến người đọc liên tưởng tới cuộc hành trình tìm kiếm đến nơi rộng lớn bao la. “Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”. Sông được dùng trong câu thơ để chỉ khoảng không gian bị bó hẹp, bị giới hạn. Sóng từ bỏ chúng và tìm đến một không gian bao la rộng lớn hơn đó là bể. “Tìm” là động từ kết hợp với “tận bể” thể hiện sự quyết tâm cao độ và khao khát cháy bỏng. Qua đó cũng thể hiện được khát vọng của người phụ nữ. Khi yêu người ta thường trải qua nhiều cảm xúc khác nhau. Vượt qua được giới hạn chật hẹp để tìm đến một tình yêu đích thực.
Khổ thơ: “Ôi con sóng ngày xưa….. trong ngực trẻ”. Cho thấy những thứ tồn tại mãi không bao giờ đổi thay như biển hay sóng. Không chỉ thế khát vọng về tình yêu cũng là sự bất diệt vĩnh hằng. Trải qua hàng ngàn năm con người đến và sống mà không thể không có tình yêu. Tình yêu khiến cho con người như được tái sinh được trẻ mãi. Chúng giống như con sóng ào lên rồi tự tan ra hòa với biển cả.
Phần kết bài
Hai khổ thơ đầu của Xuân Quỳnh cho ta thấy được nét riêng biệt trong hồn thơ của tác giả. Dù trong hoàn cảnh khó khăn bà vẫn vui tươi yêu đời và có khát vọng cháy bỏng trong đời sống.
Trên đây là hai bài mẫu phân tích 2 khổ đầu bài Sóng của Xuân Quỳnh. Đó là những tài liệu hữu ích cho bạn tham khảo chắt lọc các ý hay dùng trong bài của mình.
- Xem thêm: Top 7 đoạn mở bài Việt Bắc hay và đầy đủ ý nghĩa