Đóng vai người lính trong bài thơ Ánh trăng và soạn bài

Đóng vai người lính trong bài thơ Ánh trăng để kể lại bài thơ theo mạch cảm xúc của người lính và hướng dẫn soạn bài Ánh trăng một cách dễ dàng.

Theo dõi bài viết dưới đây sẽ giúp các em học sinh lớp 9 hoàn thành được bài tập “đóng vai người lính trong bài thơ Ánh trăng” và “soạn bài Ánh trăng”.

Content

Một vài lưu ý trước khi đóng vai người lính trong bài thơ Ánh trăng

Khi các em đóng vai người lính trong bài thơ Ánh trăng cần chú ý những điểm sau đây:

Các em học sinh cần lưu ý những điểm trên để hoàn thành bài viết một cách chính xác khi đóng vai người lính kể lại bài thơ Ánh Trăng.

Hướng dẫn đóng vai người lính trong bài thơ Ánh trăng và soạn bài Ánh trăng

Hướng dẫn đóng vai người lính trong bài thơ Ánh trăng và soạn bài Ánh trăng

Đóng vai người lính trong bài thơ Ánh trăng

Tri kỷ của bạn là ai? Có phải là người bạn yêu thương và gắn bó trong một thời gian dài không? Đối với tôi tri kỉ lại là những thứ vô cùng gần gũi, quen thuộc, chẳng đâu xa. Ánh trăng đơn xa nói xa xa kia chính là tình yêu sâu thẳm tôi mãi ghi nhớ trong tim. Tuy chẳng thể trò chuyện cùng với tôi, nhưng lại là tri kỳ cùng tôi vượt qua khốn khó, vất vả, lắng nghe những tâm tư của cuộc đời tôi một cách thầm lặng.

Tôi lớn lên từ vùng đất đầy nắng và gió, ruộng đồng lam lũ quen thuộc, sinh ra ở vùng nông thôn nên âm thanh của tiếng ếch nhái, tiếng ve kêu râm ran chẳng còn gì xa lạ đối với tôi. Hình ảnh của những đàn bò, đàn dê bên bờ cor, lũy tre xanh rì rào trong gió, dòng sông tươi mát tắm mát cả tuổi thơ tôi.

Tưởng như cuộc sống của tôi sẽ mãi quen thuộc với những hình ảnh nên thơ, bình dị như vậy thôi nhưng buồn thay, chiến tranh đã làm thay đổi cả một quê hương nhỏ của tôi, mọi thứ bị tàn phá một cách ác liệt. Khiến cho những thứ có vẻ rất quen thuộc lại bỗng đổi thay một cách đáng ngờ. Tôi lên đường nhập ngũ chiến đấu để bảo vệ cho quê hương, Tổ quốc thân yêu. Chẳng còn những ngày tháng vô tư bên những cảnh vật gần gũi, cánh đồng lúa vàng ươm những mùa gặt như trước nữa. Thay vào đó, tôi phải dần quen với một môi trường mới, một cuộc sống vốn chẳng còn bình yên nữa, tiếng bom đạn xả cả đêm lẫn ngày, bên những cánh rừng gió lạnh đến thấu xương, trong lòng luôn thấp thỏm, lo lắng rình rập. Thế nhưng, trái tim tôi chẳng khi nào nguôi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. Những lúc như vậy, bên cạnh tôi ngoài đồng đội ra, ánh trăng lúc nào cũng dõi theo tôi, lắng nghe những tâm tình sâu thẳm trong tim mà đôi lúc cũng chẳng biết tâm sự cùng ai.

Thế là chẳng biết tự bao giờ, trăng như một người bạn thân thiết không rời tôi mỗi đêm, tâm tình mọi niềm vui, nỗi buồn, ánh trăng như đồng cảm cùng tôi nỗi nhớ quê hương không nguôi. Những ngày tháng chiến đấu trên chiến trường ác liệt ấy, ánh trăng lúc nào cũng dõi theo từng bước chân tôi, đồng hành cùng tôi trên mọi nẻo đường. Nhìn ánh trăng tôi như được tiếp thêm năng lượng để có thể mạnh mẽ tiếp tục chiến đấu. Tôi và trăng cùng nhau đấu tranh hết mình cho độc lập, cho tự do, chẳng sợ ngoài kia có bao nhiêu hiểm nguy, đứng trước giữa sự sống và cái chết nhưng tôi vẫn nở một nụ cười hạnh phúc cùng trăng. Trăng bình dị, đơn giản lắm nhưng lại chứa chan tình nghĩa, yêu thương.

Cuối cùng, sau bao năm tháng đấu tranh cho sự sống, cho độc lập, hạnh phúc và tự do, ngày mà đất nước được hòa bình cũng đến. Tôi cùng mọi người trở về quê nhà, nơi “chôn rau cắt rốn” mà ai cũng ngày đêm mong nhớ. Nhà nước cấp cho tôi một ngôi nhà nơi phố xá đông đúc của thành thị. Nơi đây khiến lòng tôi bỗng thấy nao lòng đến lạ, phải chăng một lần nữa nỗi nhớ những thứ quen thuộc bỗng trỗi dậy? Những tòa nhà cao tầng ngất ngưởng làm lu mờ đi ánh trăng gần gũi cùng tôi trên mọi nẻo đường, phố đèn sáng cả con đường nhưng ánh trăng vẫn soi sáng trong trái tim tôi một tình yêu da diết. Theo thời gian, trăng với tôi dường như có một khoảng cách rất lớn, tôi cũng quên mất đã từng có một tình bạn đẹp dưới trăng.

Một ngày thành phố bỗng biến mất điện, ánh sáng nhân tạo của đèn điện cũng biến mất. Ngay lúc này, như một thói quen tôi tìm kiếm những nguồn sáng thay thế. Ấy vậy, ngay khoảnh khắc đó, tôi bỗng thấy một hình ảnh quen thuộc đến kỳ lạ, một người tri kỷ mà tôi đã quên mất quá lâu. Nhìn ánh trăng ngay khoảnh khắc ấy, tôi dường như đứng sững lại, bao nhiêu ký ức của ngày xưa chợt ùa về trong tâm trí, những lúc vui buồn, cười khóc cùng trăng. Càng nhìn ánh trăng tôi càng dằn vặt bản thân mình hơn, trăng vẫn thế, vẫn đẹp và sáng soi mọi nẻo đường, vẫn đứng đó, chung thủy và nghĩa tình, chỉ có tôi là thay đổi, quên mất đi sự hiện diện của trăng. Trăng im lặng bao nhiêu lòng tôi càng đau đớn bấy nhiêu.

Nước mắt tôi bỗng tuôn trào không ngừng khi phải đối diện với trăng ngay lúc này. Tôi khóc vì cảm thấy bản thân thật đáng trách, khóc vì nỗi nhớ về một người bạn tri kỷ gắn bó với mình trong suốt những năm tháng khó khăn, khổ cực.

Mọi thứ về vật chất bạn có thể tự mình làm ra nhưng tình cảm lại là thứ không phải cứ muốn là có, nó phát sinh từ chính con tim, từ những gì gắn bó lâu dài mãi không quene. Trăng như tượng trưng cho thứ tình cảm sắt son, chung thủy, một lòng với người mình yêu thương. Trăng như nhắc nhở chúng ta về tình nghĩa trong cuộc sống, hãy trân trọng những người yêu thương, quan tâm mình ở hiện tại để sau này có gặp lại cũng không cảm thấy hối tiếc và dằn vặt.

Hướng dẫn soạn bài Ánh trăng

Tìm hiểu chung

Giới thiệu sơ lược về tác giả

Tác giả của bài thơ Ánh Trăng là Nguyễn Duy hay còn gọi là  Nguyễn Duy Nhuệ. Ông sinh năm 1948, sinh ra và lớn lên ở Thanh Hóa.

Giới thiệu về tác phẩm

Bài thơ “Ánh trăng” được lấy ra từ tập thơ Ánh Trăng. Được sáng tác sau năm 1975.

Bố cục

Bố cục của bài thơ được chia thành 3 phần như sau:

Phân tích nội dung bài thơ

Trăng gắn bó cùng tác giả từ tuổi thơ và cả cuộc đời người lính

Vầng trăng gắn bó cùng tuổi thơ của tác giả: Tuổi thơ của tác giả vô cùng bình yên, tươi đẹp và trong sáng cùng những hình ảnh quen thuộc như cánh đồng, lũy tre…

Vầng trăng là người bạn không rời của người lính: Như người bạn thân thiết.

Trăng và tác giả như gắn bó không rời, tình cảm ấy mãi mãi vẫn vậy không phai mờ. Trăng cùng nhà thơ chiến đấu trên mọi nẻo đường, những lúc cùng tác giả tâm sự những niềm vui nỗi buồn. Ánh trăng hiện lên vừa đẹp vừa nên thơ.

Chiến tranh kết thúc, hòa bình cũng trở lại với cuộc sống, người lính từ đó cũng có những đổi thay đến lạ cùng cuộc sống mới =>cuộc sống của thời bình hiện đại và phát triển của những thứ ánh sáng nhân tạo=>Ánh trăng lãng mạn kia cũng trở nên bị lãng quên.

Tóm lại : Cuộc sống của hiện tại làm cho con người quên đi quá khứ đã từng cùng nhau vui buồn cùng vầng trăng.

Ánh trăng xuất hiện

Điện trong thành phố đột nhiên bị mất: Như một thói quen, tác giả tìm kiếm nguồn sáng thay thế ,“Vội bật tung cửa sổ” câu thơ sử dụng động từ “bật tung”, miêu tả một trạng thái vội vàng, bực tức.

Vầng trăng đột ngột xuất hiện: Người bạn tri kỷ ấy bỗng xuất hiện mọi ký ức ngày xưa ùa về trong tâm trí.

Bộc bạch cảm xúc và những suy nghĩ của nhà thơ về vầng trăng ngày ấy

Liên hệ với bản thân và rút ra bài học:Quá khứ về một tình cảm đẹp cần được trân trọng, không được quên những ai đã bên ta những lúc vui buồn, khổ cực nhất. Vầng trăng như là hình tượng của quê hương, của đồng đội của những tình yêu đẹp.

Mong rằng bài viết đóng vai người lính trong bài thơ Ánh trăng và hướng dẫn cách soạn bài Ánh trăng sẽ giúp các em nắm bắt được nội dung và làm tốt bài viết. Chúc các em học tốt.

Văn Học Lớp 9 -