Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa chi tiết

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa là đề bài không hề dễ, bài viết này sẽ giúp các em học sinh dễ dàng làm được với đề bài trên.

Bằng Việt được biết đến là một nhà thơ lớn của Việt Nam, trưởng thành cùng quá trình kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Mỗi vần thơ của ông luôn dung dị, nhẹ nhàng, giọng điệu tâm tình, thủ thỉ. Từng lời, từng lời thấm sâu vào tâm can người đọc. Với chủ đề quê hương, người thân, Bếp lửa của Bằng Việt gợi người ta nhớ đến hình ảnh tần tảo của người ba. Hãy cùng đóng vai người cháu kể lại chuyện Bếp lửa để hiểu thêm về hồn thơ Bằng Việt nhé.

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa hay và chi tiết nhất

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa hay và chi tiết nhất

Contents

Tổng quan nội dung bài Bếp lửa

Bếp lửa được sáng tác trong thời gian nhà thơ Bằng Việt xa quê, học tập nơi xứ người. Trời Nga se lạnh, sương mờ bay phất phơ khiến nhà thơ nhớ đến bếp lửa quê nhà. Nơi đó có bà nội tần tảo hôm sớm, có bếp lửa “chờn vờn sương sớm”. Bà nội là người gần gũi với nhà thơ nhất, nồi khoai sớm, nồi cơm chiều nuôi lớn tuổi thơ tác giả. Tất cuộn trào trong tâm trí Bằng Việt, thôi thúc anh viết nên vần thơ gợi lòng người.

Đằng sau những vần thơ đó là cả nỗi niềm không phải ai cũng hiểu. Hãy đóng vai người cháu kể lại truyện Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt nhé. Các em học sinh lớp 9 có thể đọc thêm để tham khảo.

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa ( Mẫu số 1 )

Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo nằm ở phía Bắc Việt Nam. Trưởng thành trong gia đình có truyền thống cách mạng, từ nhỏ tôi đã phải xa bố mẹ. Sống với bà từ nhỏ, tôi cảm phục sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó của bà hơn. Nay, một buổi sáng đầy sương gió nơi xa Việt Nam mấy ngàn kilômét, trong tôi chợt cuộn lên nỗi nhớ bà khôn nguôi.

Bà là hình tượng đại diện cho cả lớp phụ nữ trải qua nạn đói 1945. Tôi còn nhớ, năm ấy đói kém, người chết nằm lia lịa ngoài đường. Nhà tôi phải gắng lắm mới vượt qua nổi mùa ấy. Giờ này, khi đã trưởng thành, có cuộc sống sung túc hơn, nghĩ lại hoàn cảnh khi ấy sống mũi còn cay.

Người quê mà, bếp lửa là biểu trưng. Ngọn lửa chờn vờn sớm mai, nấu bữa khoai, bữa cháo nuôi nhau qua ngày. Có ngày trời trở rét, ngọn lửa ấy lại sưởi ấm biết bao con người. Tôi cũng lớn dần lên quanh bếp lửa ấy. Kỉ niệm bên bếp lửa, về người bà tảo tần hôm sớm có lẽ cả đời này tôi không quên được.

Tôi nhớ như in mỗi lần giặc đến phá làng, phá xóm. Đến độ, sau mỗi trận càn quét, làng tôi chỉ còn lại một đống hoang tàn đổ nát. Ấy vậy mà bà vẫn luôn dặn tôi không được kể chuyện với bố mẹ. Bà bảo, bố mẹ còn bận lo nhiều việc quan trọng, để yên cho họ an tâm công tác. Tấm lòng người bà, người mẹ ai mà hiểu cho thấu. Vất vả cả cuộc đời vì con, vì cháu, cần cù chịu thương chịu khó. Bà là hình tượng đại diện cho người phụ nữ Việt Nam thời bấy giờ. Kiên cường bất khuất.

Tôi hiểu rằng, đằng sau ngọn lửa ấy không chỉ có người bà tảo tần. Mà là cả thế hệ cha anh, lớp lớp người đi trước, dám dấn thân, hy sinh bảo vệ bình yên đất nước. Giờ đây, khi tôi đã trưởng thành, được tiếp thu nhiều nền văn hóa khác. Nhưng hình ảnh bếp lửa vẫn vẹn nguyên giá trị. Những cuộc vui mới, chuyến đi mới chờ đón tôi. Nhưng đôi khi trong đầu tôi vẫn quẩn quanh suy nghĩ sáng nay bà nhóm lửa lên chưa? Bà ơi, cảm ơn bà đã nuôi dưỡng tâm hồn con, cảm ơn bếp lửa hồng, cảm ơn những người đã ngã xuống để bảo vệ bình yên đất nước.

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa ( Mẫu số 2 )

Chỉ ai đã từng sống trong thời đói khổ cùng cực, ở miền quê xa xôi hẻo lánh mới biết giá trị của bếp lửa. Tiết trời châu Âu vào mùa lạnh đến thấu xương. Cái lạnh khiến tôi nhớ nhiều hơn đến bếp lửa quê nhà. Nhớ về người bà tần tảo đã nuôi tôi khôn lớn.

Có ai còn nhớ nạn đói năm 1945? Năm đói kém, năm mà người ta chết như rạ. Cái năm Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Người dân sống trong cùng cực, khốn khổ. Cái ăn, cái mặc thiếu thốn đủ bề. Tôi lớn lên trong cái thời điểm khốn cùng đó. Ở cùng bà để bố mẹ yên tâm chăm sóc, những bữa cơm quẩn quanh bên bếp lửa hồng khiến tâm hồn tôi có nhiều đổi thay.

Năm đó, nhà tôi bị giặc đánh phá. Mái nhà vốn đã xiêu vẹo nay lại trở thành đống đổ nát. Những người hàng xóm mỗi người đỡ một tay giúp bà cháu tôi dựng lại ngôi nhà. Ấy thế mà bà vẫn cương quyết không báo với bố mẹ. Bà nói chuyện này nhỏ, phải để cho bố mẹ yên tâm công tác. Tôi hiểu rằng, lòng bà không đơn thuần là yêu con thương cháu mà còn là tình yêu quê hương đất nước. Ngọn lửa cách mạng cũng dần nhen nhóm trong tôi từ đó.

Hòa bình lập lại, bố mẹ trở về đoàn tụ cùng gia đình. Bà tôi vẫn khỏe, vẫn giữ nguyên nếp sinh hoạt cũ. Vẫn bếp lửa chờn vờn trong sương sớm. Vẫn là ngọn lửa bị dập tắt nhưng lại vụt lên như phép nhiệm màu. Cuộc đời nhiều đổi thay, tôi cũng đã trưởng thành, nhưng hình ảnh bếp lửa và bà vẫn mãi trong tâm trí tôi.

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa là hoạt động thường niên diễn ra trong chương trình học. Hy vọng bài viết này có thể cung cấp thêm nguồn tài liệu tham khảo cho các em học sinh.

Văn Học Lớp 9 -