Dĩ hòa vi quý là gì? Ý nghĩa của câu “Dĩ hòa vi quý”
Dĩ hòa vi quý là gì? Tìm hiểu và khám phá ý nghĩa, dẫn chứng và cách giải thích cặn kẽ về câu tục ngữ “Dĩ hòa vi quý” chi tiết nhất.
Việt Nam ta có một kho tàng ca dao, tục ngữ vô cùng đồ sộ. Mỗi câu là một triết lý nhân sinh khiến con người ta phải ngẫm nghĩ nhiều. Nói về mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội, có một câu nói rất tâm đắc đó là “Dĩ hòa vi quý”. Đây cũng là đề văn nghị luận thường được giáo viên đề cập trong các bài kiểm tra. Dưới đây là một vài gợi ý để hoàn thiện bài tập.
Contents
Dĩ hòa vi quý là gì?
Dĩ hòa vi quý là câu tục ngữ lấy từ đạo nho giáo ngày xưa. Đến nay vẫn được xem là kim chỉ nam trong cách ứng xử. Dĩ là lấy, lấy một cái gì đó. Hòa là mối quan hệ hòa thuận, hài hòa lợi ích giữa hai bên. Vi nghĩa là làm, làm bất cứ việc gì. Quý ngụ ý sự quý giá, quý báu, một mối quan hệ cần được đề cao, coi trọng.
Câu nói muốn khuyên con người cần có sự nhã nhặn, tế nhị trong cách ứng xử. Có như vậy thì mọi mối quan hệ mới tốt đẹp và bền lâu.
Ý nghĩa của Dĩ hòa vi quý
Dĩ hòa vi quý có thể xem là một quy tắc ngầm mà ai cũng cần tuân thủ. Nhờ vào việc biết cân nhắc, nhường nhịn nhau giúp mọi việc diễn ra suôn sẻ hơn. Hiềm khích sẽ được giảm bớt.
Dĩ hòa vi quý giúp ta giữ vững mọi mối quan hệ trong công việc hay đời sống. Dĩ hòa vi quý là một đức tính tốt đẹp cần được học hỏi.
Dẫn chứng câu tục ngữ Dĩ hòa vi quý
Trong gia đình, mỗi thành viên là một cá thể độc lập, tính cách khác nhau, ý kiến khác nhau. Sống chung không tránh khỏi những lúc buồn bực, trái ý nhau. Nếu như đôi bên không biết nhường nhịn, kiềm chế cảm xúc thì rất khó chung sống.
Khi đàm phán, soạn thảo hợp đồng, hai bên đều muốn mình hưởng được phần lợi hơn. Nếu như không biết cân bằng lợi ích đôi bên, chắc chắn hợp đồng đó sẽ không được ký..
Hiểu hơn về Dĩ hòa vi quý
Dĩ hòa vi quý không đồng nghĩa với việc bạn ủng hộ hoàn toàn quyết định của đối phương. Do vậy, khi đứng trước bất kỳ vấn đề nào, bạn cũng cần phải cân nhắc thật kỹ. Không được để cho cái ác, cái xấu hoành hành.
Dĩ hòa vi quý nhưng bạn vẫn phải bảo vệ được quyền và lợi ích của đôi bên. Nhưng không vì thế mà bạn tự cảm thấy mình bị thua kém, không dám bày tỏ chính kiến cá nhân. Thậm chí là mặc kệ mọi sự, không dám nêu lên cái xấu, cái thiếu hợp lý. Đó là thái độ nhu nhược, hèn nhát. Chứ không phải là quan điểm dĩ hòa vi quý của ông cha ta.
Giải thích câu tục ngữ “Dĩ hòa vi quý” chi tiết
Trong cuộc sống của chúng ta luôn cần có sự tương tác qua lại giữa người với người. Thật khó để mọi mối quan hệ đều đúng như mình mong muốn, nhất là khi hai bên xảy ra xung đột. Lúc này, việc cư xử đúng mực, nhạy bén thật sự rất quan trọng. Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết lại câu nói “Dĩ hòa vi quý”. Đây là bài học lớn trong cách ứng xử mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Dĩ hòa vi quý là một thái độ sống, đức tính tốt đẹp mà một con người nên có. Câu nói là châm ngôn lấy từ đạo nho giáo ngày xưa. Đến nay vẫn được xem là kim chỉ nam trong cách ứng xử. Dĩ là lấy, lấy một cái gì đó. Hòa là mối quan hệ hòa thuận, hài hòa lợi ích giữa hai bên. Vi nghĩa là làm, làm bất cứ việc gì. Quý ngụ ý sự quý giá, quý báu, một mối quan hệ cần được đề cao, coi trọng. Câu nói nhắc nhở chúng ta về cách giao tiếp hòa thuận, cân bằng lợi ích đôi bên. Nhờ vậy mà mối quan hệ giữa mọi người được cải thiện thêm nhiều.
Cuộc sống có quá nhiều vấn đề khiến đôi bên không thể đồng thuận, nhất quán được. Trong hầu hết mọi việc, sự tranh cãi đôi khi là để phát triển mọi vấn đề. Mỗi người sẽ có những quan điểm riêng và họ dùng mọi lý lẽ để bảo vệ nó. Ngay lúc này, nếu như ai cũng khư khu bảo vệ quan điểm của mình thì chắc chắn dẫn đến đổ vỡ. Khi đó, dĩ hòa vi quý sẽ mang lại giá trị to lớn, cân bằng lợi ích của hai bên. Mối quan hệ đó sẽ được giữ gìn.
Dĩ hòa vi quý cũng là một đức tính tốt mà mỗi người chúng ta nên học tập. Cuộc sống càng có nhiều mối quan hệ thì việc kiềm chế và cân bằng chúng càng quan trọng. Nhờ có đức tính này, chúng ta sẽ biết cách nhường nhịn, lắng nghe và thấu hiểu mọi người hơn. Bỏ đi suy nghĩ duy ý chí, thái độ sống chỉ biết đến mình để giúp bản thân biết được nhiều cái hay, cái mới hơn. Đứng trước một vấn đề, bản thân phải giữ được sự bình tĩnh để đưa ra phương án tốt nhất. Đó cũng chính là biểu hiện của sự trưởng thành. Thêm nữa, cách cư xử hợp lý, lịch thiệp khiến mọi người yêu mến và ngưỡng mộ bạn hơn. Thái độ ứng xử chính là một nấc thang giúp bạn tiến gần hơn với thành công.
Trên thực tế, ta thấy rất nhiều biểu hiện của dĩ hòa vi quý. Trong phạm vi từng gia đình nhỏ, mỗi người sẽ có một cá tính riêng. Do vậy, cũng có không ít lần mọi người cùng tranh cãi về một vấn đề nào đó. Nếu như ai cũng chỉ muốn bảo vệ ý kiến của mình thì há chẳng phải đang cố khiến mối quan hệ tồi tệ hơn? Không chỉ vậy, trong mối quan hệ ngoại giao của các quốc gia, chính sách hòa bình, hợp tác và cùng phát triển luôn được đề cao. Hai bên sẽ xét trên những lợi ích chung nhất để đưa ra hướng giải quyết hợp lý. Hay trong vấn đề giải quyết các vụ việc tranh chấp liên quan, nhà nước ta luôn hướng đến việc hòa giải trước khi nhờ sự can thiệp của pháp luật…
Dĩ hòa vi quý là bài học mà bất kì ai cũng cần phải rèn luyện. Thế nhưng, bạn không nên nhầm lẫn giữa dĩ hòa vi quý và thái độ cổ xúy, chấp nhận cái không tốt. Việc hòa nhã, cân bằng lợi ích phải nhằm vào mục tiêu tốt. Và đó là ý chí của các bên. Còn việc đồng ý với cái xấu, chấp nhận cho cái xấu có điều kiện phát triển. Hơn nữa, đồng ý chúng ta cần có sự nhường nhịn để đạt được mục đích tốt nhất có thể. Thế nhưng, điều này không đồng nghĩa với việc bạn không dám thẳng thắn nêu ý kiến của mình. Đây là thái độ không đúng và trái lại với đạo lý của câu nói hướng đến. Chữ hòa trong câu có nghĩa là hòa thuận, là nhường nhịn chứ không phải là cam chịu. Trong quan hệ vợ chồng, người xưa thường dạy, “một điều nhịn, chín điều lành”. Có nghĩa vợ chồng phải biết nhường nhịn nhau để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nhưng điều này không đúng với mọi trường hợp. Nếu như hai bên cảm thấy mệt mỏi và không thể chịu đựng được nữa thì không nên miễn cưỡng để giữ gìn hạnh phúc. Nhất là khi họ đang trải qua một mối quan hệ vợ chồng luôn có hành vi bạo lực. Việc im lặng không khiến sự việc được giải quyết mà càng khiến nhiều người không dám phản kháng lại cái sai.
Dĩ hòa vi quý là câu nói bao hàm nhiều tầng ý nghĩa. Đây là bài học đắt giá trong cách ứng xử với mọi người. Cuộc sống càng có nhiều áp lực, khó khăn thì việc cải thiện mối quan hệ càng quan trọng. Câu nói để lại cho bản thân em và thế hệ trẻ nhiều bài học quý giá. Chúng ta cần phải vận dụng linh hoạt lời dạy của ông cha ta một cách phù hợp. Có như thế thì thành công mới nhanh gõ cửa nhà mình.
Trên đây là bài phân tích giải thích ý nghĩa và khái niệm dĩ hòa vi quý là gì. Hy vọng nó sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho các em học sinh. Chúc các em luôn học tập tốt và đạt kết quả cao. Và đừng quên theo dõi trang để biết thêm nhiều bài học nhé.
Thuật Ngữ -Bổ ngữ là gì? Trạng ngữ là gì? Ví dụ bổ ngữ và trạng ngữ
Tục ngữ là gì? Nội dung, nghệ thuật và ví dụ về tục ngữ
Tản văn là gì? Đặc điểm và kỹ năng viết tản văn độc nhất
Dấu chấm phẩy là gì? Dấu chấm lửng là gì? Ví dụ minh họa
Truyện cười là gì? Mục đích và nghệ thuật của truyện cười
Hành động nói là gì? Đặc điểm và ví dụ về hành động nói
Câu trần thuật đơn là gì? Tác dụng và ví dụ về câu trần thuật đơn