Bổ ngữ là gì? Trạng ngữ là gì? Ví dụ bổ ngữ và trạng ngữ
Bổ ngữ là gì? Trạng ngữ là gì? Tìm hiểu về khái niệm bổ ngữ và trạng ngữ, khám phá các loại trạng ngữ và bổ ngữ trong tiếng Việt và lấy ví dụ.
Trong nội dung chương trình Ngữ văn cấp THCS, khái niệm bổ ngữ, trạng ngữ và ví dụ là một phần quan trọng. Tuy nhiên, đây là là phần kiến thức khiến nhiều học sinh gặp khó. Nhất là việc xác định trạng ngữ, bổ ngữ. Hiểu được điều đó, dưới đây là phần kiến thức được chúng tôi biên soạn. Hy vọng sẽ gỡ rối được cho các em khi cần.
Nội Dung Bài Viết
Bổ ngữ là gì?
Khái niệm bổ ngữ
Bổ ngữ là một thành phần phụ trong câu, thường đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ. Bổ ngữ được sử dụng kết hợp với danh từ hoặc tính từ nhằm tạo thành cụm danh từ, cụm động từ.
Lấy ví dụ cụ thể trong câu “Mùa hè năm nay rất nóng”. Từ “rất” được đặt trước tính từ “nóng” để tăng thêm tính chân thực của câu miêu tả.
Hay câu “Những bài học trong cuốn sách tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu rất thú vị”. “Rất” xuất hiện với vai trò bổ ngữ, giúp cho sự thú vị của cuốn sách được rõ ràng hơn.
Các loại bổ ngữ được trong tiếng Việt
Bổ ngữ được chia thành hai loại là bổ ngữ gần và bổ ngữ xa. Bổ ngữ gần diễn tả trực tiếp hành động đã diễn ra. Còn bổ ngữ xa lại muốn nhắc gián tiếp đến các hành động.
Ngoài ra, theo một kiến thức tham khảo thêm, bổ ngữ được chia thành nhiều loại khác nhau.
Bổ ngữ đối tượng
Đây là dạng bổ ngữ biểu thị sự ràng buộc giữa động từ, tính từ ở vị trí trung tâm với bổ ngữ. Bổ ngữ đối tượng có thể sử dụng trực tiếp mà không cần sử dụng quan hệ từ.
Bổ ngữ tình thái
Bổ ngữ này thường đứng ở trước động từ hoặc tính từ nhằm thể hiện rõ các sắc thái tình cảm nêu ở trước đó.
Ví dụ: Hồi còn nhỏ, tôi rất thích đọc truyện tranh. Bổ ngữ càng làm cho người đọc liên tưởng đến việc thích đọc truyện tranh của “tôi” được rõ ràng hơn.
Bổ ngữ trực tiếp
Loại này giúp người đọc giải đáp câu hỏi ai, cái gì. Thường được dùng khi không có giới từ và đứng sau vị ngữ.
Ví dụ: Tôi mượn sách của bạn. Trong đó, “của” được xác định là bổ ngữ nhằm làm rõ đối tượng mà tôi mượn sách.
Bổ ngữ gián tiếp
Bổ ngữ gián tiếp nêu rõ mục đích cho ai, cho cái gì.
Ví dụ: Tôi định mua ít đồ dùng cá nhân.
Bổ ngữ miêu tả
Loại này thường đứng sau động từ nhằm thể hiện tính chất, mục đích của động từ. Nó có tác dụng bổ nghĩa cho động, tính từ ở vị trí trung tâm.
Ví dụ: Chiếc váy của cô ấy mặc rất đẹp.
Trạng ngữ là gì?
Khái niệm trạng ngữ
Trạng ngữ là một phần phụ trong câu, có tác dụng bổ nghĩa cho cụm chủ vị ở vị trí trung tâm. Trạng ngữ là các từ chỉ thời gian, địa điểm, mục đích hay phương tiện.
Ví dụ 1: “Tôi rất thích chơi với mèo lúc rảnh rỗi”. “Tôi rất thích chơi với mèo” là cụm chủ vị trong câu. “Lúc rảnh rỗi” là trạng từ chỉ thời gian, bổ nghĩa cho cụm chủ vị trước đó. Nhằm xác định thời gian chơi với mèo chỉ là lúc rảnh, không có việc gì làm.
Ví dụ 2: “Tôi đi ngủ khi đồng hồ điểm 12 giờ”. 12 giờ là trạng ngữ chỉ thời gian.
Ví dụ 3: “Tôi đã cố gắng học tập thật chăm chỉ để đạt học sinh giỏi”. Trạng ngữ chỉ mục đích “đạt học sinh giỏi”.
Các loại trạng ngữ thường gặp
Mỗi một loại trạng ngữ sẽ có những chức năng khác nhau.
Trạng ngữ chỉ địa điểm
Trạng ngữ xác định địa điểm, nơi chốn thường đứng ở cuối hoặc đầu câu. Nếu như nó đặt ở vị trí cuối câu thì thường đi kèm với giới từ “ở”, “về”…
Ví dụ: Tại rạp chiếu phim BHD, tôi đã đi xem phim Bố già cùng gia đình. Trạng ngữ chỉ địa điểm được xác định là “tại rạp chiếu phim BHD”.
Trạng ngữ chỉ kết quả
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân và kết quả trường được đặt sau vị ngữ.
Ví dụ: “Vì trời nắng, cây cối chết hết cả”. Nguyên nhân của cây cối chết là do “trời nắng”.
Trạng ngữ chỉ phương tiện
Trạng ngữ chỉ phương tiện sẽ được bắt đầu từ bằng, với, nhờ. Nó thường đứng ở vị trí cuối hoặc đầu cầu. Tùy vào ngữ cảnh mà bạn xác định vị trí của nó.
Ví dụ: Tôi đi học bằng xe đạp. Trạng ngữ chỉ phương tiện là xe đạp.
Một câu nói hay, hoàn chỉnh không thể thiếu đi bổ ngữ và trạng ngữ. Nội dung trên đây là các kiến thức giúp mọi người hiểu về bổ ngữ là gì, trạng ngữ là gì. Hy vọng qua bài viết này, học sinh có thể hiểu và thực hành tốt nội dung bài học.
- Xem thêm: Tục ngữ là gì? Nội dung, nghệ thuật và ví dụ về tục ngữ
Tục ngữ là gì? Nội dung, nghệ thuật và ví dụ về tục ngữ
Tản văn là gì? Đặc điểm và kỹ năng viết tản văn độc nhất
Dấu chấm phẩy là gì? Dấu chấm lửng là gì? Ví dụ minh họa
Truyện cười là gì? Mục đích và nghệ thuật của truyện cười
Hành động nói là gì? Đặc điểm và ví dụ về hành động nói
Câu trần thuật đơn là gì? Tác dụng và ví dụ về câu trần thuật đơn
Câu phủ định là gì? Chức năng và ví dụ về câu phủ định