Dàn ý, phân tích, nội dung bài thơ Lưu biệt khi xuất dương
Dàn ý, phân tích, ý nghĩa nội dung, đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Lưu biệt khi xuất dương, các em học sinh cùng đi tìm lời giải ngay bên dưới nhé.
“Lưu biệt khi xuất dương” là một bài thơ nổi tiếng của tác giả Phan Bội Châu. Đây là một tác phẩm được đưa vào chương trình văn học lớp 11. Bài viết dưới đây sẽ phân tích bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” để các em tham khảo và chuẩn bị tốt hơn cho bài học của mình.
Contents
Đôi nét tác giả tác phẩm
Tác giả
Nhà yêu nước Phan Bội Châu sinh năm 1867 mất năm 1940. Ông có tên khai sinh là Phan Văn San, biệt hiệu là Sào Nam. Sinh ra và lớn lên ở làng Đan Nhiễm, nay thuộc trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Ông được sinh ra trong một gia đình gia giáo, cha ông vốn là một nhà nho chân chính và mẹ ông là một nữ sĩ đức hạnh. Ông được mệnh danh thần đồng.
Là một người thần yêu nước. Phan Bội Châu đã thành lập hội Duy Tân và là người khởi xướng cho phong trào Đông Du – một phong trào cách mạng ở đầu thế kỷ XX. Ông cũng là người tiên phong mở lối cho các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau này. Là một nhà cách mạng yêu nước, ông bị giam giữ 15 năm cuối đời. Nhưng vẫn không ngừng đấu tranh cho công cuộc giải phóng dân tộc và được quần chúng nhân dân vô cùng yêu mến.
Tác phẩm
Lưu biệt khi xuất dương là một tác phẩm được sáng tác vào năm 1905. Đây là thời điểm Phan Bội Châu chuẩn bị xuất dương sang Nhật Bản. Đối với những nhà cách mạng yêu nước lúc bấy giờ, Nhật Bản là một chân trời hy vọng đầy mơ ước.
Bài thơ ra đời ngoài là lời từ giã các đồng chí, bạn bè của ông. Nó còn thể hiện ý chí và khát vọng lớn lao trên công cuộc tìm đường cứu nước.
Dàn ý phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương
Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Phan Bội Châu
- Nội dung chính và ý nghĩa của bài thơ Lưu biệt khi xuất dương
Thân bài
Phân tích hai câu thơ đề
Tác giả nêu lên quan niệm của mình về chí làm nam nhi trong cuộc đời:
- Là một người đàn ông phải có khát vọng, có con đường riêng cho mình chứ không để cho thời cuộc xoay vần.
- Chí làm trai và dựa vào bản thân để vượt lên mọi thách thức để làm nên nghiệp lớn.
Phân tích hai câu thơ thực
Trước thời cuộc đất nước có nhiều biến động, tác giả đã nêu lên ý thức và trách nhiệm của bản thân:
- Câu thơ thứ 3: Nêu lên trách nhiệm của bản thân trước thời cuộc. Với vai trò quan trọng của cá nhân khi tổ quốc lâm nguy.
- Câu thứ 4: Khát vọng cống hiến mang lại những điều tốt đẹp, để lại danh tiếng đến ngàn đời sau.
=> Nêu lên rõ vai trò và trách nghiệm của bản thân. Tự nguyện gánh vác giang sơn đất nước trên vai mình.
Phân tích hai câu luận
Nhận thức tân tiến của một nhà cách mạng yêu nước khi đất nước đã rơi vào tay giặc.
- Tác giả có quan niệm vô cùng mới mẻ. Khẳng định khi mất nước thì chỉ “sống thêm nhục”.
- Nhiệm vụ giải phóng dân tộc nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. Đây cũng là điểm khác biệt với những nhà Nho đương thời.
Phân tích hai câu kết
Quyết chí vượt biển Đông để tìm đường cứu nước. Với hình tượng ”trường phong”, “ thiên trùng bạch lãng” thể hiện tư thế hiên ngang, tự tin của nhà yêu nước.
=> Với ý chí mạnh mẽ, với bản lĩnh phi thường của cá nhân. Khiến tầm vóc của con người trở nên lớn lao.
Kết bài
- Những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ
- Nêu lên giá trị tư tưởng của tác phẩm
- Liên hệ ý chí, khát vọng của nhà cách mạng với thời điểm hiện tại
Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương
Tác giả Phan Bội Châu là một nhà cách mạng yêu nước, một anh hùng giải phóng dân tộc nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Ông là người đứng đầu trong các phong trào giải phóng dân tộc như Hội Duy Tân, phong trào Đông du, Việt Nam Quang Phục Hội. Ông cũng là một nhà thơ, nhà văn có nhiều tác phẩm nổi tiếng. Là một người luôn có khát vọng giải phóng dân tộc và xây dựng một đất nước mới dân chủ tiến bộ.
Bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” được viết bằng chữ Hán với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Đây là một bài thơ thể hiện vẻ đẹp lãng mạn hào hùng. Với lý tưởng lớn lao, ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc. Người đọc sẽ cảm nhận được không khí cách mạng đang sục sôi trong giai đoạn đầu thế kỷ 20 của những người yêu nước tiến bộ.
Bài thơ được mở đầu với một tuyên ngôn lý tưởng:
“Sinh vi nam tử yếu hi kì,
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.”
Khẳng định chí khí làm trai trong trời đất. Không thể là một người sống tầm thường mặc cho trời đất xoay vần. Đời trai phải cần vượt lên những khó khăn, tìm ra những con đường mới để làm nên nghiệp lớn. Thậm chí có thể xoay chuyển cả đất trời.
Những câu thơ tiếp của bài thơ tác giả khẳng định:
“Ư bách niên trung tu hữu ngã,
Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy.
(Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thuở, há không ai?)”
Những câu thơ này tác giả đã nói về khí phách mạnh mẽ và sức mạnh của con người. Nêu lên trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với vận mệnh của dân tộc. Mối liên hệ mật thiết giữa sự tồn vong của cá nhân và sự tồn vong của đất nước. Những câu thơ này còn là lời kêu gọi, thức tỉnh tinh thần yêu nước, đấu tranh giải phóng dân tộc.
Chí khí nam nhi vừa được khẳng định ở những câu thơ trên. Thì trách nhiệm của nam nhi đã được nhà thơ nêu rõ trong hai câu thơ dưới đây:
“Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si
(Non sông đã chết, sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài !)”
Khi nước mất nhà tan, nếu không vùng dậy thì chỉ sống trong nhục nhã, đau đớn. Những người chăm chỉ học sách thánh hiền cũng trở nên vô nghĩa. Lúc này cần ra đi tìm con đường cứu nước. Tác giả không phải có ý chê bai việc học mà có ý cần phải thức tỉnh khi đất nước lâm nguy. Ai ai cũng cần có trách nhiệm với dân tộc.
Hai câu kết của bài thơ đã nói lên ý chí, quyết tâm và hy vọng lớn lao của nhà cách mạng. Với ý chí sục sôi, vững vàng trước sóng gió và tràn đầy tự tin với con đường mình chọn.
“Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.
(Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.)”
Với giọng điệu hào hùng, tràn đầy khí thế quyết tâm vượt đại dương đến Nhật Bản để tìm đường cứu nước. Với hình ảnh lớn lao, mạnh mẽ thể hiện khí phách của người làm cách mạng. Hy vọng một ngày mai tươi sáng hơn.
Tác giả đã viết một bài ca hào hùng về chí làm trai, quyết làm nên nghiệp lớn. Bài thơ ấn tượng với những từ ngữ đặc sắc, giọng điệu mạnh mẽ hào hùng. Là một bài thơ không chỉ có ý nghĩa trong thời đại lúc bấy giờ mà còn là bài học cho thế hệ mai sau.
Ý nghĩa nội dung của bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”
“Lưu biệt khi xuất dương” là bài thơ được sáng tác để từ biệt bạn bè, đồng chí của nhà cách mạng Phan Bội Châu khi chuẩn bị ra đi tìm đường cứu nước. Bài thơ đã thể hiện được ý chí, khí phách của người anh hùng khi đất nước đang lâm nguy. Nội dung tác phẩm đã khắc họa nét đẹp, khí phách thời đại của người anh hùng. Người có chí khí mạnh mẽ, dám đối đầu với thử thách lớn lao để khẳng định bản thân. Nêu lên rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân con người trong thời cuộc có nhiều biến động. Là lời động viên, kêu gọi để thức tỉnh tinh thần yêu nước và lòng tự tôn dân tộc.
Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”
Bài thơ này được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Đây là một thể thơ cổ điển nhưng Phan Bội Châu vẫn thể hiện được những nét mới mẻ, đặc sắc riêng trong nghệ thuật của mình. Đặc biệt cần lưu ý đến là âm hưởng và giọng điệu của bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”. Bài thơ từ biệt nhưng lại mang giọng điệu hào hùng hào, tự tin dâng trào. Ngoài ra, nhà thơ còn sử dụng những hình ảnh mang ý nghĩa lớn lao, kì vĩ. Thơ của Phan Bội Châu còn mang đậm chất lãng mạn, sử thi hào hùng với mạch cảm hứng dạt dào xuyên suốt bài thơ.
Trên đây là đôi nét về tác giả tác phẩm, hướng dẫn lập dàn ý, phân tích, ý nghĩa nội dung và đặc sắc nghệ thuật bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của tác giả Phan Bội Châu. Hy vọng rằng sẽ giúp các em tham khảo để làm tốt bài văn của mình và đạt được điểm cao trong học tập.
- Xem thêm: Tóm tắt Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài hay và chi tiết nhất
Tóm tắt Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài hay và chi tiết nhất
Cảm nhận khổ 2 bài thơ Vội vàng được tuyển chọn cực hay
Cảm nhận bài thơ Từ ấy chi tiết mang ý nghĩa sâu xa
Cảm nhận về nhân vật Tràng trong truyện Vợ nhặt
Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo phần đầu truyện chi tiết
Tóm tắt Chí Phèo đầy đủ và chi tiết nhất ( CÓ MẪU HAY )
Tóm tắt Hạnh phúc của một tang gia chi tiết và hay nhất