Hàm IF nhiều điều kiện – Hướng dẫn cách dùng chi tiết nhất
Hàm IF nhiều điều kiện, hàm IF trong Excel, hàm IF có điều kiện, hàm IF lồng nhau, hàm IF kết hợp với các hàm khác, bài tập thực hành kèm lời giải cụ thể.
Contents
Hàm IF trong Excel
Trước khi tìm hiểu về hàm IF nhiều điều kiện, chúng ta cần nói rõ với nhau vậy thực chất hàm IF trong Excel là gì?
IF là một trong những hàm được sử dụng thường xuyên nhất trong Excel. Nó cho phép bạn thực hiện các phép so sánh logic giữa một giá trị với một hoặc nhiều giá trị khác.
Đó là lý do vì sao công thức của hàm IF thường có hai kết quả. Bạn sẽ nhận được kết quả đầu tiên nếu phép so sánh là True và nhận được kết quả thứ hai nếu phép so sánh là False.
Hàm IF có điều kiện
Sau khi đã biết được mục đích sử dụng của hàm IF, hãy cùng tìm hiểu về hàm IF có điều kiện. Dưới đây là công thức của hàm này:
=IF(logical_test,[value_IF_true],[value_IF_false])
Như bạn có thể thấy, công thức hàm IF có 3 tham số, trong đó bạn bắt buộc phải khai báo tham số đầu tiên, hai tham số còn lại thì có thể khai báo hoặc không.
Các tham số trong công thức:
logical_test: tham số này là một giá trị hay biểu thức logic có giá trị TRUE (đúng) hoặc FALSE (sai). Như chúng mình đã nói ở trên, logical_test là bắt buộc phải có. Để diễn giải rõ hơn, bạn có thể khai báo tham số này là ký tự, là ngày tháng, là con số hoặc là bất cứ một biểu thức so sánh nào.
Ví dụ: Biểu thức logic của bạn có thể là hoặc C5=”buy”, C5>5/5/2022,C5=9 hoặc C5<9. Khá dễ hiểu đúng không!
Value_IF_true: tham số này là giá trị mà hàm IF sẽ trả về cho bạn nếu biểu thức logic cho giá trị TRUE hay chính là điều kiện được thỏa mãn. Bạn có thể nhập vào tham số này hoặc không.
Ví dụ: Công thức sau sẽ trả về từ “Good” nếu giá trị ở ô B1 lớn hơn 10: =IF(B1>10,“Good”)
Value_IF_false: tham số này là giá trị mà hàm IF sẽ trả về cho bạn nếu biểu thức logic cho giá trị FALSE hay chính là điều kiện không được thỏa mãn. Bạn có thể nhập vào tham số này hoặc không.
Ví dụ: Nếu bạn thêm tham số thứ 3 là “Bad” vào công thức ở ví dụ trên, nó sẽ trả về từ “Good” nếu giá trị ở trong ô B1 lớn hơn 10, còn nếu ngược lại thì giá trị trả về sẽ là “Bad”: =IF(B1>10,“Good”,“Bad”)
Hàm IF nhiều điều kiện – Hàm IF lồng nhau
Hàm IF nhiều điều kiện còn được gọi là hàm IF lồng.
Trong công thức trên bạn có thể thấy hàm IF chỉ có một điều kiện. Tuy vậy trong thực tế công việc, bạn cần thường xuyên lồng nhiều hàm IF với nhau, có thể là 2 điều kiện, 3 điều kiện hoặc nhiều hơn thế, để có thể hoàn thành công việc một cách chính xác và tốn ít thời gian.
Hàm IF 2 điều kiện
Trường hợp bài toán có 3 đối số cần sử dụng để so sánh, chúng ta sẽ dùng hàm IF có 2 điều kiện với công thức tổng quát như sau:
=IF(logical_test_1,[value_IF_true],IF((logical_test_2,[value_IF_true],[value_IF_false]))
Ví dụ: Để tính toán ra số tiền thu được của từng đối tượng sau khi giảm giá vé tàu, biết rằng các trẻ em từ 10 tuổi trở xuống sẽ được giảm nửa tiền vé và người già trên 70 tuổi được đi tàu miễn phí.
Khi đó công thức tính số tiền thu được của từng đối tượng sẽ là: =IF(B2>70;C2-C2;IF(B2>10;C2;C2/2))
Hàm IF 3 điều kiện
Trường hợp bài toán có 4 đối số cần sử dụng để so sánh, chúng ta sẽ dùng hàm IF có 3 điều kiện với công thức tổng quát như sau:
=IF(logical_test_1,[value_IF_true],IF((logical_test_2,[value_IF_true],IF(logical_test_3,[value_IF_true],[value_IF_false])))
Xét ví dụ: Hãy dựa vào điểm trung bình để xếp loại kết quả học tập của các em học sinh theo các tiêu chí như sau:
- Điểm > 8: Học sinh giỏi
- Từ 6.5 – 7.9: Học sinh khá
- Từ 3.5 – 6.4: Học sinh trung bình
- Nhỏ hơn 3.5: Học sinh Yếu
Với yêu cầu trên, chúng ta có thể sử dụng nhiều lần hàm IF đơn lẻ nhưng như vậy sẽ rất mất thời gian. Do đó hãy sử dụng hàm IF 3 điều kiện để rút gọn công thức như sau (chú ý rằng bạn nên khai báo các điều kiện quan trọng nhất trước để tránh bị rối về sau):
= IF(C2>=8;”Giỏi”;IF(C2>=6,5;”Khá”;IF(C2>=3,5;”Trung Bình”;”Yếu”)))
Từ hàm IF 4 điều kiện trở lên, công thức hàm IF sẽ trở nên rất rối và khó kiểm tra tính chính xác, do đó tốt nhất trong những trường hợp này, bạn nên nghĩ đến việc sử dụng các hàm khác hoặc kết hợp sử dụng một số hàm với nhau để công thức viết ra dễ hiểu và dễ nhìn. Chúng mình sẽ nói kỹ hơn về điều này trong phần dưới đây.
Hàm IF nhiều điều kiện – Kết hợp với các hàm khác
Hàm IF với điều kiện ngày tháng
Nếu muốn sử dụng hàm IF để so sánh đối chiếu về ngày tháng, hàm IF thực tế không thể nhận diện được ngày tháng như một chuỗi ký tự. Vì vậy, trong trường hợp này chúng ta cần kết hợp hàm IF với các hàm khác.
Ví dụ: Để kiểm tra danh sách của những người đủ điều kiện nhận ưu đãi, biết rằng điều kiện nhận ưu đãi là phải có ngày sinh sau ngày 01/01/2000.
=IF(B2>DATEVALUE(“01/01/2000″);”Nhận”;”Không nhận”)
Hàm IF kết hợp Vlookup hoặc Hlookup
Hàm IF kết hợp Vlookup
Khi kết hợp hàm IF với hàm Vlookup, Excel sẽ trả về cho bạn kết quả là True / False, Yes / No,… .
Trong một số trường hợp, nhiều người thường sử dụng kết hợp hàm IF và hàm Vlookup khi muốn so sánh các giá trị mà hàm Vlookup trả về so với giá trị mẫu và sau đó trả về kết quả là Yes / No hoặc True / False.
Công thức hàm IF kết hợp với hàm Vlookup trong Excel có dạng tổng quá như sau:
=IF(Vlookup(Lookup_value,Table_ array,Col_index_Num,[Range_lookup]))
Trong đó:
Lookup value: là giá trị đề cập đến giá trị ô hoặc văn bản mà bạn đang muốn tìm kiếm.
Table_array: là tham số xác định phạm vi ô hoặc vùng dữ liệu mà bạn đang muốn tìm kiếm giá trị.
Col_index_number: là số cột mà bạn muốn trả về giá trị.
Range_lookup: tham số này là True hoặc False, nhận kết quả khớp chính xác hoặc dữ liệu tương tự.
Ví dụ với bảng dữ liệu thể hiện danh sách của các mặt hàng được liệt kê trong cột A và số lượng các mặt hàng được liệt kê tương ứng ở cột B. Bài toán yêu cầu bạn cần kiểm tra số lượng một mặt hàng trong ô E1 để thông báo cho người dùng rằng mặt hàng đó vẫn còn hàng hay đã bán hết.
Khi đó công thức hàm Vlookup có dạng như sau:
=VLOOKUP(E1,$A$2:$B$10,2,FALSE)
Tiếp theo ta sử dụng hàm IF để thực hiện so sánh kết quả mà hàm Vlookup vừa trả về so với 0 và trả về kết quả là “No” nếu giá trị này bằng 9 hoặc “Yes” nếu không phải:
=IF(VLOOKUP(E1,$A$2:$B$10,2,FALSE)=0,”No”,”Yes”)
Hoặc thay vì sử dụng kết quả trả về là Yes/ No, bạn cũng có thể thay đổi kết quả trả về là TRUE / FALSE hoặc Stock / Sold (còn hàng / hết hàng) bằng cách sử dụng hàm Excel dưới đây:
=IF(VLOOKUP(E1,$A$2:$B$10,2)=0,”Sold out”,”In stock”)
Hàm IF kết hợp Hlookup
Tương tự khi kết hợp với hàm Vlookup, hàm IF khi kết hợp với hàm Hlookup trong Excel có công thức tổng quát như dưới đây:
=IF(Hlookup(Lookup_value,Table_ array,Row_index_Num,[Range_lookup]))
Hàm IF nhiều điều kiện kết hợp hàm AND
Khi kết hợp hàm IF với hàm And, nếu các điều kiện được đáp ứng, Excel sẽ trả về giá trị là TRUE (Đúng), còn nếu chỉ cần có một điều kiện không được đáp ứng, kết quả trả về sẽ là FALSE (Sai).
Xét ví dụ có một bảng với kết quả của hai loại điểm thi. Điểm số đầu tiên được lưu trữ trong cột A, yêu cầu phải bằng hoặc lớn hơn 20. Điểm thứ hai được liệt kê trong cột B và yêu cầu phải bằng hoặc lớn hơn 30. Chỉ khi đáp ứng được cả hai điều kiện trên, học sinh mới được công nhận là vượt qua kỳ thi.
Để tạo công thức đơn giản và thích hợp nhất cho bài toán này, cách dễ nhất là viết ra điều kiện trước, sau đó kết hợp điều kiện này vào đối số kiểm tra hàm IF là được:
Điều kiện: AND(B2>=20;C2>=30)
Công thức kết hợp hàm IF và hàm AND: =IF((AND(B2>=20;C2>=30));”Đậu”;”Trượt”)
Với công thức kết hợp trên, bạn đang yêu cầu Excel trả về kết quả là “Đậu” nếu giá trị ở cột C lớn hoặc hoặc bằng 20 và giá trị trong cột D lớn hoặc hoặc bằng 30. Nếu bất cứ vế nào của điều kiện này không thỏa mãn, công thức hàm IF nhiều điều kiện sẽ trả về kết quả là “Trượt”, như được thể hiện trong ảnh minh hoạ dưới đây.
Hàm IF nhiều điều kiện kết hợp hàm OR
Khi kết hợp hàm IF với hàm OR để kiểm tra, Excel sẽ trả về kết quả là TRUE nếu có bất cứ một điều kiện nào được đáp ứng; ngược lại nếu khác sẽ trả về kết quả là FALSE (Sai).
Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng kết hợp một hoặc các hàm IF và hàm OR theo cách tương tự như khi kết hợp với hàm AND ở trên. Khác biệt duy nhất là công thức kết hợp hàm IF và AND ở trên sẽ trả về kết quả là TRUE (Đúng) nếu có ít nhất một trong các điều kiện bạn chỉ định được đáp ứng.
Vì vậy cũng xét theo ví dụ trên, công thức khi kết hợp hàm IF và hàm And sẽ là:
=IF((OR(B2>=20; C2>=30));”Đậu”;”Trượt”)
Công thức này có nghĩa cột D sẽ trả về kết quả là “Đậu” nếu điểm thứ nhất bằng hoặc lớn hơn 20 hoặc điểm thứ hai bằng hoặc lớn hơn 30. Rất đơn giản phải không!
Hàm IF nhiều điều kiện kết hợp AND và OR
Nếu cần đánh giá dữ liệu dựa trên nhiều điều kiện khác nhau, nếu chỉ sử dụng duy nhất hàm IF công việc sẽ rất vất vả, dài dòng và tốn thời gian. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng kết hợp cả ba hàm IF, And và OR.
Trong bảng trên, xét ví dụ bạn đưa ra các tiêu chí như sau để đánh giá điều kiện đạt của học sinh:
Điều kiện 1: cột B > = 20 và cột C > = 25
Điều kiện 2: cột B > = 15 và cột C > = 20
Nếu một trong các điều kiện trên được đáp ứng thì bạn đó được đánh giá là đã vượt qua, còn nếu không thì là trượt.
Nghe điều kiện này có thể bạn sẽ nghĩ công thức sẽ vô cùng phức tạp, nhưng thực ra không hề khó lắm đâu. Vì tiêu chí đưa ra không yêu cầu cả hai điều kiện được đáp ứng mà chỉ cần ít nhất một trong hai điều kiện đáp ứng là đủ, do đó bạn chỉ cần biểu thị hai điều kiện là các câu lệnh AND và đặt chúng trong hàm OR là được.
=OR(AND(B2>=20;C2>=25);AND(B2>=15;C2>=20)
Sau khi sử dụng hàm OR như trên để làm điều kiện kiểm tra logic trong hàm IF và cung cấp các đối số TRUE (Đúng) và FALSE (Sai), cuối cùng bạn sẽ nhận được công thức với hàm IF trong Excel với nhiều điều kiện AND/OR như sau:
=IF(OR(AND(B2>=20;C2>=25);AND(B2>=15;C2>=20));”Đậu”;”Trượt”
Trên đây chúng mình giới thiệu đến bạn cách kết hợp hàm IF nhiều điều kiện với hai hàm AND và OR. Tuy vậy bạn hoàn toàn có thể mở rộng ra và kết hợp hàm IF nhiều điều kiện với các hàm khác nữa để thể hiện nhiều chức năng logic như logic kinh doanh. Tuy nhiên vẫn có một số yêu cầu đối với các phiên bản Excel:
- Trong Excel 2016, 2013, 2010 và 2007, công thức hàm không bao gồm quá 255 đối số và tổng độ dài của công thức không được vượt quá 8.192 ký tự.
- Trong Excel từ 2003 trở xuống, chúng ta có thể sử dụng tối đa 30 đối số và tổng độ dài công thức không được vượt quá 1.024 ký tự.
Bài tập hàm IF nhiều điều kiện kèm lời giải chi tiết
Tính cột lương tháng
Công thức tính cho cột lương tháng khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy [lương ngày] * [số ngày công] là ra kết quả.
Như vậy chúng ta cần nhập vào ô F3 công thức như sau: =D3*E3
Với công thức là địa chỉ ô như trên ta đang ra lệnh cho excel tính lương của nhân viên ở dòng số 3 (Cao Văn Cốt) với lương ngày công là 50.000/ ngày và số ngày công trong tháng là 26 ngày.
Sau đó chúng ta copy công thức này ở ô F3 xuống cho tất cả các ô còn lại là hoàn thành xong cột lương tháng.
Bạn không cần sử dụng dấu $ để cố định hàng hay cột trong công thức vì nó được tính bằng địa chỉ tương đối của 2 ô thuộc 2 cột ngày công và lương ngày, do đó khi copy công thức xuống các dòng phía dưới, địa chỉ ô cũng sẽ được thay đổi tương ứng theo và giá trị dùng để tính lương cũng thay đổi theo.
Tính thưởng – Kết hợp nhiều hàm IF nhiều điều kiện (IF lồng nhau)
Điều kiện tính thưởng như sau:
Nếu số ngày công >= 25: Thưởng = 20% * lương tháng
Nếu số ngày công >= 22: Thưởng = 10% * lương tháng
Nếu số ngày công < 22: Thưởng = 0
Như vậy công thức hàm IF được sử dụng để tính số tiền thưởng trong trường hợp này sẽ là:
Thưởng=IF(ngày công>=25,20%*lương tháng,IF(ngày công>=22,10%*lương tháng,0))
Bạn hãy xem công thức chi tiết ở hình ảnh bên dưới đây nhé:
- Cao Văn Cốt: số ngày công là 26 > 25 => thưởng sẽ bằng 20% lương – như vậy là thỏa mãn điều kiện thứ nhất.
- Bùi Thị Béo: số ngày công là 23 < 25 nhưng >22 => thưởng chỉ là 10% lương – như vậy là tuy không thỏa mãn điều kiện 1, nhưng lại thỏa mãn điều kiện 2.
- Trương Văn Sình: số ngày công là 20 < 22 nên đương nhiên nhỏ hơn 25, do đó không thỏa mãn cả 2 điều kiện đầu của hàm IF => thưởng bằng 0.
Như vậy là trong bài viết trên, chúng mình đã giới thiệu đến bạn toàn bộ cách sử dụng hàm IF nhiều điều kiện phổ biến nhất. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ hữu ích với công việc của bạn. Cuối cùng, để không bỏ lỡ bất kỳ bài viết thú vị nào sắp tới thuộc cùng chủ đề, đừng quên bấm theo dõi trang ngay bạn nhé!
Microsoft Office -
Khung trong Powerpoint – Cách tạo và chỉnh sửa
Tạo mục lục trong Word 2010 bằng cách thủ công và tự động
Cách SORT trong Excel – Hướng dẫn chi tiết từ A-Z
Excel không nhảy công thức – Cách xử lý nhanh gọn nhất
Cách đoạn trong Word: Hướng dẫn chi tiết từ A-Z
Chuyển Excel sang Word giữ nguyên định dạng
Chèn watermark trong Word – Hướng dẫn chi tiết 3 tuyệt chiêu