Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên hay và chi tiết

Phân tích bài thơ Ông đồ chi tiết qua dàn ý và bài văn sau, chắc chắn sẽ giúp các em học sinh có thêm được kiến thức để làm bài văn phân tích.

Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên là một trong những văn bản trọng tâm trong chương trình Ngữ văn 8. Bài thơ không chỉ hay về nội dung mà còn đặc sắc về nghệ thuật. Để hiểu hơn về văn bản này, chúng tôi đưa ra bài tham khảo phân tích bài thơ Ông đồ.

Content

Khái quát về tác giả tác phẩm

Tác giả

Vũ Đình Liên là một nhà thơ, nhà giáo ưu tú của Việt Nam. Ông cũng chính là người đi tiên phong trong phong trào Thơ mới ở Việt Nam thời bấy giờ. Tâm tư của ông luôn đau đáu nỗi niềm hoài cổ, nhớ về lũy tre làng, những con người cũ. Đó cũng chính là cảm hứng quan trọng và xuyên suốt tác phẩm Ông đồ.

Tác phẩm

Được biết, Vũ Đình Liên mỗi dịp tết đến xuân về thường bày bàn ghế ra trước sân đình để cho chữ. Xin chữ là một nét đẹp trong văn hóa xưa của người Việt, với mong muốn một năm mới nhiều thành công, may mắn. Nhưng từ khi chế độ phong kiến dần bị loại bỏ, người ta không còn chơi chữ nữa. Thương thay cho thân phận của mình, cũng là phận đời của nhiều người cùng thời. Bài thơ Ông đồ đã ra đời từ đó.

Với thể thơ 5 chữ biến chuyển linh hoạt, ngôn từ đặc sắc đã tạo nên giá trị khó phai mờ. Bài thơ được chia làm 3 phần. Phần đầu từ đầu đến “Phương múa rồng bay” miêu tả niềm vui công việc của ông đồ. Phần hai tiếp theo đến “Mực đọng trong nghiên sầu” thể hiện tình cảnh của ông đồ ở thời điểm hiện tại. Phần còn lai jtập trung miêu tả nỗi niềm xót thương đối với hoàn cảnh của ông đồ.

Phân tích bài thơ Ông đồ với đầy đủ ý nghĩa của tác giả muốn nói

Phân tích bài thơ Ông đồ với đầy đủ ý nghĩa của tác giả muốn nói

Dàn ý phân tích bài thơ Ông đồ

Mở bài

Khái quát hoàn cảnh ra đời, giới thiệu tác giả, tác phẩm

Thân bài

Khái quát chung về bài thơ

Ông đồ sử dụng thể thơ 5 chữ rất quen thuộc. Câu từ ngắn gọn, súc tích, tập trung phân tích hình tượng ông đồ trước và sau suy tàn. Qua đó, bộc lộ niềm tiếc thương với lớp người tài nhưng lãng phí tài năng. Một sự nuối tiếc về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta thời bấy giờ.

Sự suy tàn của Hán học giai đoạn 1930 – 1945

Vào thời điểm văn hóa phương Tây xâm nhập sâu rộng vào nước ta, hình thức thi cũ bị bãi bỏ. Các ông thầy đồ được cho là có kiến thức nhưng không thi khoa cử bị mất chỗ đứng. Ông không còn được xem là thầy đồ mà là người bán chữ, kiếm cơm qua ngày.

Vũ Đình Liên tiếc thương cho thời đại Hán học còn phát triển. Ông cũng thương cho cái thân phận bạc bẽo của những ông đồ. Đồng thời khơi gợi người ta nhớ về những giá trị văn hóa đáng ngưỡng mộ bị bỏ quên. Bài thơ với 20 câu ngắn, đã đưa người đọc xuôi dòng thời gian. Từ lúc ông đồ còn chỗ đứng, đến khi khách với dần và thời điểm ông đồ dần biến mất.

Ông đồ thời còn khách

Tác giả vẽ lên một khung cảnh quen thuộc trước mắt người đọc. Cứ hoa đào nở, tết về là lại thấy ông đồ xuất hiện, viết chữ thuê:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực Tàu, giấy đỏ

Bên phố đông người qua

Thời kì hán học còn hưng thịnh, ông đồ được xếp đặt ở vị trí cao. Ông nhận được sự tôn trọng, cảm mến của nhiều người. Rồi về sau, khi Hán học suy tàn, người ta lại thấy ông phải dùng chiến kiến thức của mình bán kiếm sống. Không buồn cho số phận hẩm hiu, ông vẫn vui vẻ và tự hào:

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài:

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay”

Nét chữ uốn lượn từng dòng, người xem trầm trồ ngợi khen là nguồn động lực để ông tiếp tục cố gắng.

Ông đồ trong ngày vắng khách

Khi văn hóa phương tây xâm chiếm, người ta không còn thú vui chơi chữ nữa. Ông đồ cũng chẳng còn khách. Cái niềm vui nhỏ bé mỗi dịp tết đến xuân về nay lại biến mất.

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Câu hỏi tu từ như cứa nát trái tim người đọc. Tâm trạng buồn bã thấm từ người đến vật.

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu

Diễn tả nỗi cô đơn, trống trải của ông đồ. Qua đó cũng thể hiện niềm cảm thông sâu sắc của tác giả đối với thời cuộc.

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Ông chờ một tia hi vọng cuối cùng, bởi đó có lẽ là cả cuộc sống, gia tài của người có học nghèo.

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay

Không khí càng thêm đìu hiu, vắng vẻ khi nhìn lá làng và mưa, một cảnh tượng não nề như chính tâm trạng ông đồ lúc bấy giờ.

Hình ảnh ông đồ không xuất hiện nữa

Thời thế thay đổi, giá trị ông đồ không còn như xưa, ông đồ cũng đã không còn ngồi chờ đợi ở đó nữa. Ông cũng chỉ là một phần tử nhỏ bé trong cuộc đời này, ông cần phải kiếm cơm, nuôi cả một gia đình nhỏ.

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Khổ thơ cuối bài thơ, như lời tự vấn của chính nhà thơ Vũ Đình Liên cũng đang hoài niệm về những gì xưa cũ. Để rồi phải thắc mắc những người từng là dấu ấn của cả thời đại, giờ ở đâu rồi?

Kết bài

Đánh giá, nhìn nhận của bản thân về vấn đề này. Đồng thời, rút ra bài học nhận thức cho thời điểm hiện tại.

Bài văn phân tích bài thơ Ông đồ

Những ngày cuối năm, nhà nhà người người cùng nhau đi sắm tết, chuẩn bị đón một năm mới sắp đến. Ai cũng có riêng cho mình một nỗi niềm, mong mỏi suy tư riêng. Cũng giống như những người yêu thơ, yêu cái đẹp của văn hóa dân tộc chắc sẽ lại cuộn trào nhiều xúc cảm trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên.

Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ tiên phong trong phong trào thơ mới của Việt Nam. Ông sở hữu lối viết độc đáo, mới lạ nhưng luôn suy tư hoài cổ. Cả cuộc đời sáng tác,ông không hề có một tập thơ riêng nào. Trong thời đại suy tàn của Hán học, bản thân ông và cả những nhà nho giáo thời ấy dần mất đi vị trị. Họ từ những người được cho là đạo mạo, “có chữ” nay lại trở thành những kẻ ”bán chữ”. Nhà thơ đau lòng với hiện thực khốc liệt đang xảy ra. Ông đồ đưa chúng ta xuôi dòng kí ức, tìm về những tháng ngày xưa cũ. Thời ấy là thời đại huy hoàng, vàng son của những ông đồ.

Ngay từ đầu đoạn thơ, tác giả đã đưa người đọc tìm về cái thời nghề cho chữ còn được trân trọng:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực Tàu, giấy đỏ

Bên phố đông người qua

 

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài:

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa, rồng bay”

Từ xưa, như là một thông lệ, cứ vào dịp tết đến xuân về, người ta lại thấy ông đồ bày “giấy đỏ”, “mực tàu” trước sân đình. Ông chờ người ta đến xin chữ, cầu chúc nhiều may mắn trong năm mới. “Lại” thể hiện sự lặp đi lặp lại và đã quá đỗi quen thuộc.

“Bao nhiêu người thuê viết” như muốn lột tả sự đông đúc của người xin chữ. Lời khen của họ cũng thật nhiều “tấm tắc ngợi khen tài”. Cái tài thể hiện ở những nét chữ như “phượng múa, rồng bay”. Sử dụng thành ngữ quen thuộc của dân tộc càng thể hiện rõ nét sự uốn lượn tài tình của người thi sĩ già. Nhưng đằng sau những lời khen đó là cả sự suy tàn của một nền văn hóa. Mấy ai biết rằng, cả cuộc đời của người cầm bút là muối trao tri thức cho người khác. Nhưng thời thế đổi thay, chính ông lại biến thành người phải dùng tri thức để kiếm sống. Đây là sự sỉ nhục, phỉ báng sâu cay cả một thế hệ người học nho giáo lúc bấy giờ. Lời khen của khách mua đôi khi không thể an ủi hết nỗi lòng của ông, ngược lại còn cứa thêm nhát dao vào tim ông.

Những tưởng, cuộc đời ông đồ già chỉ dừng lại ở việc bán chữ thôi. Thế nào, khi nền văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam, chính cái nghề yên ổn ấy lại đang lung lay. Người ta không còn thú vui chơi chữ ngày tết, cũng chẳng còn ham hố vào mấy nét vẽ rồng phượng kia.

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đong trong nghiên sầu…

 

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

 Ngoài trời mưa bụi bay

Không còn người mua chữ, ông cứ ngồi đấy nhưng “qua đường không ai hay”. Một sự phũ phàng đến nghiệt ngã. Hòa cùng sự buồn bã đang xâm chiếm, giấy cũng buồn, mực đọng. Giấy và mực là hai vật không thể thiếu của ông đồ. Nó có lẽ cũng hiểu được nỗi buồn mà ông đồ đang phải gánh chịu. Biện pháp hoán dụ này càng khắc họa thêm rõ nét hoàn cảnh của ông đồ.

“Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài trời mưa bụi bay” là hiện tượng rất đỗi bình thường của thiên nhiên. Nhưng sao trong hoàn cảnh này, nó lại hiu quạnh đến thế. Mặc kệ sự vật cứ biến chuyển nhưng giấy của ông đồ vẫn không được sử dụng. Chừng ấy câu từ cũng đủ để người ta hiểu hơn về ngữ cảnh bài thơ. Với lối thơ năm chữ cùng câu từ chân thực, giản dị đã thể hiện gần như đầy đủ nỗi niềm của ông đồ. Nỗi buồn man mác nhưng thấm sâu vào tâm hồn người đọc. Màn mưa bụi khép lại toàn bài thơ thật buồn.

Cuối bài thơ, tác giả viết:

Năm nay hoa đào nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ 

Hồn ở đâu bây giờ?

Một vòng tuần hoàn mới lại bắt đầu. Tết sắp đến, xuân về trước ngõ nhưng hình ảnh ông đồ xưa nay đã không còn. Có lẽ ông đã không đủ kiên nhẫn để tiếp tục chờ đợi. Ông đã từng cố gắng, từng nỗ lực trông chờ vào chúng ta. Nhưng chúng ta đã bỏ rơi ông vào thời điểm ấy, để rồi giờ đây chỉ còn lại những nuối tiếc. Câu hỏi “hồn ở đâu bây giờ?” giống như lời tự vấn lương tâm, là sự ân hận. Đây có lẽ là đoạn thơ mang nhiều cảm xúc nhất. Đó không chỉ nói về một cá thể nhất định nào. Mà nó là cả một lớp người, một giai đoạn đẹp đã bị bỏ quên trong quá khứ.Đoạn thơ không phải là sự đau đớn mà chỉ là một tiếng thở dài cảm thương, nuối tiếc khôn nguôi.

Bài thơ Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên đã chạm vào sâu thẳm trái tim người đọc. Đáng lý những con người đáng được tôn trọng nay lại vì miếng cơm manh áo mà phải bán đi cái mình trân quý nhất. Thế mà dòng đời bạc bẽo vẫn đẩy họ đến chân tường. Ở Việt Nam, vẫn còn nhiều lắm những nét đẹp văn hóa như ông đồ với đôi ba câu đối ngày tết. Nhưng kỳ lạ thay, sự xoay vần của xã hội đã và đang khiến những giá trị đó suy tàn. Nên chăng, cần có những biện pháp giữ gìn và bảo vệ chúng? Đừng để một ngày, chúng ta lại nuối tiếc, thở dài như sự biến mất của ông đồ?

Trên đây là dàn ý và bài văn phân tích bài thơ ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên đầy đủ và chi tiết nhất. Hy vọng nó sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh. Chúc các em học tập tốt môn học. Và đừng quên theo dõi trang để cập nhật nhiều bài giảng hay nhé.

Văn Học Lớp 8 -