Nghị luận về lòng tự trọng hay nhất ( Dàn ý + Văn Mẫu )

Nghị luận về lòng tự trọng được lột tả chi tiết trong bài viết này với dàn ý và bài văn mẫu cực hay, được các giáo viện dạy giỏi soạn thảo.

Ai ai trong chúng ta đều có lòng tự trọng. Lòng tự trọng đủ lớn để khiến chúng ta cảm thấy tự hào, giữ vững niềm tin và nâng cao giá trị bản thân. Hiểu được tầm quan trọng của lòng tự trọng, nhà trường cũng đã đưa nội dung này vào trong chương trình giảng dạy. Dưới đây là bài nghị luận về lòng tự trọng hay mà các em học sinh nên tham khảo.

Dàn ý và bài văn nghị luận về lòng tự trọng cực hay

Dàn ý và bài văn nghị luận về lòng tự trọng cực hay

Contents

Dàn ý nghị luận về lòng tự trọng

Một dàn bài chi tiết phải có đủ ba phần cụ thể và bao hàm được những nội dung chính

Mở bài

Khái quát vấn đề cần nghị luận là lòng tự trọng.

Nhân cách con người được quyết định bởi nhiều yếu tố. Trong đó, có thể kể đến lòng tự trọng. Lòng tự trọng giúp ta trưởng thành hơn mỗi ngày, giữ được thể diện và giá trị bản thân. Những người có lòng tự trọng sẽ được trân trọng và giành nhiều đề cử xứng đáng. Cuộc đời con người cái quý nhất cần có chính là lòng tự trọng.

Thân bài

Phần này cần nêu được khái niệm lòng tự trọng, ý nghĩa của nó và nhận định của bản thân về vấn đề này.

Lòng tự trọng là phẩm chất đẹp đẽ, luôn được giữ gìn dù bạn đang rơi vào hoàn cảnh nào. Có nhiều biểu hiện của lòng tự trọng rất dễ nhận biết.

Lòng tự trọng có nhiều ý nghĩa trong cuộc sống. Đối với bản thân mỗi người, lòng tự trọng giúp chúng ta bảo vệ ý kiến cá nhân. Khẳng định nét riêng và đề cao giá trị bản thân. Lòng tự trọng kết hợp với sự khiêm nhường, chăm chỉ là yếu tố giúp mọi người yêu quý mình hơn.

Đối với xã hội, đức tính đáng quý này thể hiện sự công bằng, bình đẳng. Ngoài ra, nó còn thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay.

Cần phân biệt rõ khái niệm tự trọng với tự cao. Phát hiện và tìm những biểu hiện ngược lại với đức tính này. Đưa ra một số dẫn chứng để làm rõ vấn đề. Rút ra bài học dành cho bản thân.

Kết bài

Phần này cần phải khẳng định tầm quan trọng của lòng tự trọng. Đưa ra lời khuyên cho người khác.

Bài văn nghị luận về lòng tự trọng chi tiết

Cuộc sống của chúng ta không tránh khỏi những khó khăn, hoạn nạn. Đôi lúc chúng ta chán nản và muốn bỏ cuộc. Nhiều người thậm chí vì không giữ vững ý chí đã vứt bỏ lòng tự trọng của mình. Thật đáng tiếc, khi chúng ta không thể giữ được tôn nghiêm của bản thân mình. Lòng tự trọng là gì mà có sức mạnh lớn lao đến thế?

Lòng tự trọng là phẩm chất tốt đẹp cần có của mỗi người. Đây là đức tính cần được giữ gìn, nếu không bạn sẽ mất đi nhiều thứ và đánh mất luôn cả chính bản thân mình. Lòng tự trọng luôn giữ cho bản thân ở trong khuôn thước, chừng mực, không làm những điều sai trái.

Người có lòng tự trọng xác định được vị trí của mình trong mắt người khác. Và họ sẽ không để cho bất cứ ai xâm phạm đến giới hạn đó. Bạn có thể khinh bỉ tôi, có thể quát mắng và tìm mọi cách để hủy hoại tôi. Nhưng tuyệt đối, không được chạm vào lòng tự trọng của tôi.

Chúng ta đều ý thức được rằng mình luôn có lòng tự trọng. Nhưng nhiều người đang hiểu sai về khái niệm này. Trong cuộc sống hàng ngày, thật dễ để tìm kiếm biểu hiện của  lòng tự trọng.

Đó là hành vi tự nhận diện lỗi sai của mình, biết tự kiểm điểm lỗi sai của mình trước tập thể. Đây cũng chính là tư tưởng, đạo lý mà mỗi người chúng ta luôn hướng đến. Cuộc sống mang đến nhiều điều bất ngờ, có những việc làm xấu xa khiến người ta dần sao đọa. Lòng tự trọng còn thể hiện ở việc tích cực đóng góp ý kiến để xây dựng tập thể, luôn tuân thủ kỷ cương, nề nếp. Luôn nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ, sống có nề nếp gia phong. Lòng tự trọng có thể được biểu hiện bởi nhiều hành động khác nhau.

Lòng tự trọng là một đức tính đáng quý mà mỗi người nên có. Lòng tự trọng có tác động lớn đối với bản thân mỗi người và cả xã hội. Nhờ có đức tính này mà con người có tâm thế vững vàng, kiên định với ý kiến của mình. Mọi hành vi lợi dụng, lừa gạt của kẻ xấu sẽ không làm lung lay ý chí của họ. Người có cho mình lòng tự trọng sẽ giúp giá trị bản thân được nâng cao hơn. Họ sẽ không vì sự đố kỵ nhỏ nhen mà đánh mất đi phẩm giá của mình.

Lòng tự trọng cũng chính là yếu tố tạo nên uy tín, ghi điểm trong mắt mọi người. Nó là động lực giúp mọi người có đủ sức mạnh để tiến lên phía trước. Bản thân dần trưởng thành hơn với những suy nghĩ chín chắn. Mọi người tôn trọng và coi mình là tấm gương noi theo. Thật đáng tự hào.

Đối với xã hội, lòng tự trọng lại càng có vai trò lớn hơn. Lòng tự trọng khiến con người ta đủ dũng cảm để vượt qua tất cả. Dần dần, tự học tập, tiếp thu và phát triển bản thân. Người có lòng tự trọng sẽ tự ý tránh xa tệ nạn xã hội. Nhờ vậy mà xã hội được bình yên, trật tự xã hội duy trì ổn định. Mỗi người là một cá thể của xã hội, một người tốt là cả xã hội tốt.

Lịch sử hình thành và đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc ta ghi nhận nhiều tấm gương về lòng tự trọng. Trần Thủ Độ chặt đứt ngón chân của người thân khi họ xin tước và ban thưởng hậu hĩnh. Trần Bình Trọng trước sự dụ dỗ của kẻ địch vẫn hào sảng thét lên: “ta thà làm giặc nước Nam chứ không làm vua đất Bắc”. Chỉ bấy nhiêu ví dụ thôi cũng đủ để hiểu lòng tự tôn, tự trọng của mỗi người cao đẹp đến mức nào.

Lòng tự trọng quan trọng đến thế nhưng không phải ai cũng có thể có được. Ngược lại với lối sống đó chính là người sống hèn nhát, phi lý trí, ích kỷ. Họ không nghĩ nhiều đến bản thân mình mà vội chạy theo những thứ phù phiếm bên ngoài. Họ sẵn sàng chà đạp lên những điều tốt đẹp mà cộng đồng xây dựng. Sự nhụt chí trước khó khăn, đổ lỗi tại hoàn cảnh và không quan tâm đến hậu quả. Một người thiếu ý chí tiến thủ, không biết nỗ lực chỉ khiến cho giá trị bản thân dần mất đi mà thôi.

Bài học về lòng tự trọng luôn hằn sâu trong tâm trí của mỗi người. Là một người trẻ, chúng em càng phải rèn luyện đức tính này ngay từ khi còn nhỏ. Không ngừng học hỏi và không ngừng nỗ lực để khẳng định giá trị bản thân. Dám làm và dám chịu trách nhiệm với việc mình làm. Đó mới là điều cốt lõi mà mỗi chúng ta nên hướng đến.

Gia đình, nhà trường cần quan tâm và rèn luyện tư tưởng về lòng tự trọng cho con trẻ. Nên sử dụng những biện pháp thích hợp, đánh vào yếu tố tâm lý để kích thích trẻ. Giúp trẻ hiểu hơn về người tốt, người thiện lương và tầm quan trọng mà đức tính này mang lại.

Lòng tự trọng là nhân tố quyết định lớn đến sự thành bại của mỗi người. Do vậy, bản thân mỗi chúng ta phải luôn nỗ lực học tập và rèn luyện nó. Để sau này khi trưởng thành, chúng ta có thể tự hào với những gì mình đã làm. Để giá trị bản thân được nâng cao mỗi ngày.

Trên đây là dàn ý và bài văn nghị luận về lòng tự trọng mà chúng tôi thể hiện. Hy vọng nó sẽ trở thành nguồn tài liệu quý. Giúp các em học tập và kiểm tra giành được điểm cao.

Văn Học Lớp 9 -