Nghị luận về bài thơ Viếng lăng Bác hay và chi tiết

Nghị luận về bài thơ Viếng lăng Bác khổ 1, 2, 3 và 4 mỗi khổ thơ trong bài Viếng lăng Bác đều được phân tích ý nghĩa rõ ràng và chi tiết.

Văn học 9 nổi tiếng với nhiều tác phẩm hay, ý nghĩa. Một trong những tác phẩm ẩn tượng có thể kể đến Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương. Lời thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, ý tứ sâu xa khiến người đọc càng thêm trân trọng, biết ơn Bác. Chính vì nội dung lắng đọng, bài thơ thường xuyên được lấy làm đề kiểm tra. Nhằm giúp học sinh học tập tốt hơn, chúng tôi xin cung cấp nội dung tham khảo nghị luận về bài thơ Viếng lăng Bác.

 Nghị luận về bài thơ Viếng lăng Bác chi tiết

Nghị luận về bài thơ Viếng lăng Bác chi tiết

Content

Lưu ý khi làm nghị luận về bài thơ Viếng lăng Bác

Dạng bài nghị luận bài thơ cũng là một dạng cảm nhận văn học. Chúng ta không chỉ đọc và nêu cảm nhận đơn thuần. Thay vào đó là sự phân tích từ nội dung đến nghệ thuật tác phẩm. Khi phân tích bài thơ, bạn cần chú ý tìm nét đặc sắc và nêu nhận định, bình phẩm.

Nét đặc sắc của tác phẩm thường được thể hiện ở cả nội dung và nghệ thuật. Từ lời thơ, ngôn ngữ, thể thơ. Hình ảnh biểu trưng giàu xúc cảm. Mỗi tác phẩm đều có những cái đẹp, độc đáo riêng. Nhiệm vụ của người làm văn là phải tìm hiểu và làm rõ điều đó.

Trong khi nêu nhận xét, đánh giá, người làm phải chú ý đến cảm xúc của nhân vật chính. Đồng thời, bối cảnh sáng tác, phong thái hành văn của người viết cũng có vai trò quan trọng. Ngoài ra, bạn nên nêu tác động của tác phẩm đến bản thân người đọc. Làm như vậy thì bài văn được viết ra sẽ có chiều sâu hơn rất nhiều.

Khi học tập, cần nắm chắc những lưu ý trên để bài phân tích được chặt chẽ.

Nghị luận về bài thơ Viếng lăng Bác

Nghị luận về bài thơ Viếng lăng Bác là đề tài thường xuyên được khai thác. Bởi nội dung bài viết đơn giản, dễ hiểu, đánh sâu vào nỗi niềm thương nhớ người anh hùng dân tộc. Để phân tích, cảm nhận về nó, người học cần đề ra một dàn bài cụ thể.

Viễn Phương được biết là một nhà thơ hoạt động cách mạng từ sớm ở miền Nam. Chính sự gian khổ trong đấu tranh đã khiến vần thơ của ông dạt dào xúc cảm. Mỗi cảm xúc, suy tư con người đều được ông nắm trọn khoảnh khắc và thả hồn vào từng con chữ.

Sau khi thống nhất hai miền Nam Bắc, nhà thơ có dịp ra Bắc và ghé thăm lăng Bác. Từ đây, xúc cảm của người con miền Nam khi được gặp vị lãnh tụ dân tộc đã thôi thúc nhà thơ viết nên bài thơ này.

Khổ 1

Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa vẫn đứng thẳng hàng

Khổ đầu của bài thơ là lời tâm sự nhẹ nhàng của người con miền Nam ra thăm Bác: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”. Câu kể cũng như một lời thông báo rằng có người ghé thăm. Cách xưng hô “con- Bác” thể hiện sự gần gũi, tôn trọng, cái nét rất riêng của người dân Nam Bộ. Động từ “thăm” khiến mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn. Không còn là sự bịn rịn, nghẹn ngào khi mất mát người thân, mọi nỗi đau đều được nén sâu trong lòng. Suy tư của tác giả đại diện cho hàng trăm triệu đồng bào miền Nam thuở ấy.

Hàng tre xanh mát được trồng xung quanh lăng Bác. Một nét gần gũi, thân thương đến lạ. “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát” khiến không gian trở nên mờ ảo, quen thuộc. Cây tre là biểu tượng trường tồn vĩnh cửu của dân tộc Việt Nam. Thành ngữ “Bão táp mưa sa” mang hàm ý ám chỉ sự khó khăn gian khổ. Giữa bao nhiêu khó khăn, hàng tre vẫn đứng vững. Cũng như con người Việt Nam, dù bị vùi dập đến đâu vẫn vươn mình đứng dậy.

Khổ 2

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Khổ thơ thứ hai của bài thơ bắt đầu bằng hình ảnh hết sức nhẹ nhàng: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Câu thơ ngắn gọn, tả thực hình ảnh bầu trời bình minh sáng sớm. Nhưng đây cũng là hình ảnh đầy ẩn dụ. “Mặt trời trong lăng” mà tác giả muốn nhắc đến chính là Bác Hồ. Mặc dù người đã đi xa nhưng vầng hào quang sáng chói của người không gì xóa nhòa được. Bác giống như ánh mặt trời kia, trường tồn mãi mãi. Đây cũng là nét sáng tạo rất riêng của Viễn Phương. Chỉ người có nhiều xúc cảm, tấm lòng yêu thương sâu sắc mới viết nên những vần thơ như thế.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

Hai câu thơ tiếp theo khiến người đọc liên tưởng đến hình ảnh người viếng lăng Bác mỗi ngày. “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ/ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”. Bác dành cả cuộc đời để cống hiến cho đất nước, giành độc lập dân tộc. Người dân nối hàng dài ghé thăm Bác thể hiện nỗi niềm thương nhớ sâu sắc. “Ngày ngày” được lặp lại khiến cảm xúc người đọc càng thêm suy tư. Tràng hoa lại là một hình ảnh ẩn dụ cho người con khắp nơi mang đến những bông hoa đẹp nhất dâng lên Bác.

Khổ 3

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Dẫu biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

Khổ thơ thứ ba vẽ lên không khí tĩnh lặng đến lạ. Bác cống hiến cả tuổi thanh xuân cho dân tộc. Chỉ khi thống nhất hai miền Nam Bắc, thì Bác cũng đã chìm sâu vào giấc ngủ thiên thu. Nhà thơ không thể chấp nhận sự thật trước mắt, chỉ xem đó là “giấc ngủ bình yên”. Ở khổ thơ này, người ta nhớ nhiều hơn về niềm xót thương và mong ước của nhà thơ. Bác vẫn nằm đó, bình yên và thanh thản, phong thái thanh cao, đúng như những gì Bác từng thể hiện lúc còn sống.

Tác giả phải thốt lên “Dẫu biết trời xanh là mãi mãi/ Mà sao nghe nhói ở trong tim”. Lại thêm một lần nữa, Viễn Phương sử dụng hình ảnh ẩn dụ “trời xanh”- Bác. Trời xanh luôn trường tồn. Cũng giống như Bác, luôn đứng đó, dõi theo sự trưởng thành và phát triển của đất nước.

Khổ 4

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng

Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Cảm xúc thêm dồn nén khi đọc đến những dòng cuối bài thơ. Phút nghẹn ngào khiến tác giả phải thốt lên “muốn làm con chim hót quanh lăng Bác, muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây, muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”. Nỗi nhớ nhung, niềm đau khôn tả, phút bịn rịn chia tay không rời của tác giả. Điệp ngữ “muốn làm” được nhắc lại ba lần cùng sự xuất hiện của cây tre, đóa hoa, chim hót thể hiện ước nguyện muốn ở đây cùng Người. Nguyện ước vừa chân thành vừa tha thiết. Đó không chỉ là tiếng nói của một người mà là cả một dân tộc Việt Nam.

Tổng kết

Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Khẳng định tấm chân tình của tác giả thấm sâu vào tâm can mỗi người dân Việt. Bài thơ là nỗi niềm xót thương khi đất nước mất đi vị lãnh tụ.

Bản thân cảm thấy trân trọng, biết ơn những hi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời cũng thầm cảm ơn nhà thơ Viễn Phương đã thay lời hàng trăm con người Việt đối với bác. Giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, gây nên những xúc cảm đặc biệt trong lòng người đọc.

Nghị luận về bài thơ Viếng lăng Bác là dạng văn nghị luận thường gặp. Nội dung bài khá đơn giản, dễ hiểu, dễ phân tích. Do vậy, chúng tôi rất hy vọng với những gợi ý kể trên, học sinh sẽ có thêm nhiều gợi ý khi làm bài. Chúc các bạn luôn học tập thật tốt trong thời gian tới. Nếu có điều thắc mắc, liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp nhé.

Văn Học Lớp 9 -