Liệt kê là gì? Các hình thức liệt kê, tác dụng và ví dụ

Giải thích khái niệm liệt kê là gì và tác dụng của phép liệt kê, giới thiệu các kiểu liệt kê, lấy ví dụ và bài tập minh họa cho phép liệt kê.

Liệt kê là gì? Chắc hẳn không ít em học sinh đã từng thắc mắc về khái niệm của phép liệt kê cũng như tác dụng, các hình thức liệt kê được sử dụng phổ biến trong văn học. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp lại những kiến thức cơ bản và hữu ích nhất về biện pháp liệt kê. Từ đó giúp các em nắm được bài học một cách dễ dàng nhất.

Content

Liệt kê là gì?

Dựa trên định nghĩa trong SGK Ngữ văn, có thể hiểu đơn giản liệt kê là sự sắp xếp các từ, cụm từ có cùng từ loại ở vị trí nối tiếp nhau. Với mục đích khắc họa khía cạnh nào đó một cách rõ ràng và đầy đủ nhất, đồng thời bộc lộ tư tưởng tình cảm của người viết. Như vậy, nếu thấy trong một câu văn, câu thơ mà có các từ, cụm từ được đặt nối tiếp, có chức năng giống nhau và được phân tách bằng dấu phẩy “,”, dấu chấm phẩy “;” thì đó là phép liệt kê.

Liệt kê là gì

Liệt kê là gì

Có những kiểu liệt kê nào

Phân chia dựa trên cấu tạo

Liệt kê theo cặp: Là kiểu liệt kê với các cặp từ đi liền với nhau, được kết nối bằng các từ như cùng, với, và… Những cặp từ này đồng loại với các cặp từ liệt kê khác trong câu tuy nhiên vẫn có điểm chung nhất định để phân biệt.

Ví dụ: Bàn học của em được sắp xếp rất ngăn nắp, với sách giáo khoa và sách tham khảo, truyện chữ và truyện tranh, vở viết và vở bài tập…

Liệt kê không theo cặp: Là kiểu liệt kê hàng loạt các sự vật, hiện tượng có điểm chung tương đồng. Mỗi thành phần được liệt kê phân tách nhau bởi dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy.

Ví dụ: Vườn cây của ông em có trăm hoa đua nở với hoa đào, hoa cúc, hoa mai, hoa lan, hoa ly…

Phân chia dựa trên ý nghĩa

Liệt kê tăng tiến: Là kiểu liệt kê theo một trình tự hoặc quy luật nhất định. Ví dụ như từ cấp bậc nhỏ tới cấp bậc lớn, từ thấp đến cao, từ gần đến xa…

Ví dụ: Trong lớp mình có Lan là tổ trưởng, Minh là lớp phó và Tuấn là lớp trưởng.

Liệt kê không tăng tiến: Các thành phần được liệt kê có mối quan hệ bình đẳng, kể cả khi đảo lộn vị trí thì người đọc, người nghe vẫn hiểu được thông điệp mà câu muốn truyền tải.

Ví dụ: Trong đội bóng của trường có các chân sút cừ khôi là Tuấn, Khôi, An, Minh…

Tác dụng của phép liệt kê là gì?

Bài tập về phép liệt kê

Bài 1: Đặt câu với phép liệt kê

Mỗi lớp học đều được trang bị đầy đủ tiện nghi: điều hòa, máy chiếu, quạt trần, tivi, bảng và bàn ghế mới bóng loáng.

Các bài thơ được viết trong thời kỳ chống Pháp có đề tài vô cùng đa dạng, nhưng thường là về tình đồng chí, sự hy sinh, quá trình chiến đấu gian khổ, lý tưởng chiến đấu… của các chiến sĩ.

Cô giáo em có lòng yêu nghề, dạy giỏi và yêu thương học trò, vì vậy cả lớp ai cũng quý mến cô.

Bài 2: Viết một đoạn văn có sử dụng phép liệt kê và chỉ rõ

Không biết tự bao giờ, ở sân trường em cây bàng già đã sừng sững chiếm lĩnh một góc sân. Cây cao lớn, thân rộng, tán dài, cành lá vươn cao như chạm tới trời xanh. Vào mùa hè những tán cây tươi tốt, màu lá xanh thẫm như reo vui với ánh nắng chói chang. Tỏa bóng mát cho các cô cậu học trò nhảy dây, đá cầu, trò chuyện dưới gốc cây bàng. Vào mùa thu, cây bàng dần thay màu lá, trên cây có cả lá xanh, lá vàng, lá đỏ vô cùng đẹp mắt. Nhìn chẳng khác nào một bức tranh với đủ sắc màu để tô điểm cho góc sân trở nên sinh động hơn.

Như vậy với bài viết trên đây, các em đã phần nào nắm được những khái niệm liệt kê là gì và những đặc điểm cơ bản của phép liệt kê. Tuy nhiên trong quá trình viết văn, các em không nên quá lạm dụng biện pháp liệt kê bởi như vậy có thể khiến câu văn trở nên nhàm chán, không có điểm nhấn.

Thuật Ngữ -