Hành động nói là gì? Đặc điểm và ví dụ về hành động nói
Hành động nói là gì? Tìm hiểu về khái niệm, các kiểu hành động nói, đặc điểm và ví dụ về hành động nói chi tiết dễ hiểu ngay trong bài viết này.
Bài viết sau đây sẽ giới thiệu rõ nét cho các em học sinh, cũng như nêu ví dụ minh họa cụ thể về hành động nói để các em có thể nắm bắt được nội dung bài học thật tốt.
Contents
Khái niệm hành động nói là gì?
Định nghĩa trong sách giáo khoa nêu khái niệm hành động nói như sau: Hành động nói là các hành động thực hiện bằng lời nói được thể hiện với một mục đích nhất định.
Mỗi hành động nói để có mục đích riêng, dựa vào đó có thể phân ra có nhiều kiểu hành động nói khác nhau.
Ví dụ:
- Chị đừng làm như vậy => Đây là hành động cầu khiến của người nói thể hiện nguyện vọng mong muốn chị ấy đừng làm như vậy nữa.
- Nếu con không nghe lời mẹ, mẹ sẽ đánh đòn con đấy => hành động trên thể hiện mục đích đe dọa, nhằm để đứa con nghe lời mẹ.
Các kiểu hành động nói được sử dụng
Mục đích của hành động nói phân chia ra các kiểu hành động nói. Tên gọi của các kiểu cũng đặt theo mục đích nói. Chẳng hạn mục đích của hành động nói là hỏi điều gì đó thì đặt tên là hành động hỏi.
Các kiểu hành động nói thường được sử dụng như: hành động nhằm để hỏi, trình bày một sự việc nào đó (báo tin, kể, tả, giới thiệu…), điều khiển, cầu khiến (đe dọa, thách thức. yêu cầu…), hứa hẹn hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc (vui, buồn, giận dữ, ngạc nhiên, hào hứng…)
Hành động hỏi
Đây là hành động của người có nhu cầu được hỏi với mục đích muốn được cung cấp thông tin, tin tức hoặc biểu thị thái độ từ người nghe của sự việc nào đó.
Ví dụ: Bạn đã làm bài tập chưa?
Hành động điều khiển
Đây là hành động sai khiến hay yêu cầu của người nói muốn cho người nghe thực hiện một hành động nào đó được yêu cầu từ người nói.
Ví dụ: Sách nhiều quá, cậu bê hộ một ít nhé.
Hành động hứa hẹn
Hành động hứa hẹn này là hành động mà người nói ràng buộc bản thân để thực hiện một hành động nào đó với người nghe.
Ví dụ: Lần sau cô sẽ cộng điểm phát biểu bài cho con nhé.
Hành động trình bày (kể, miêu tả, báo tin…)
Đây là hành động của người nói thể hiện thông qua những lý lẽ, lập luận của mình để người nghe hiểu và tin tưởng.
Hành động bộc lộ cảm xúc (vui, buồn, giận dữ…)
Đây là hành động của người nói sử dụng ngôn ngữ lời nói để biểu đạt những tâm trạng, cảm xúc của mình với người nghe.
Đặc điểm của hành động nói
Đặc điểm nhận dạng hành động nói qua kiểu câu: dấu câu, từ ngữ đặc trưng của kiểu câu, chức năng.
Ví dụ: Bạn ăn cơm chưa? => Hành động hỏi
Trong cuộc giao tiếp chỉ có 2 người, xét về hành động nói thì người ta thường chỉ quan tâm đến người nói, sẽ tạm bỏ qua vai trò của người nghe..
Ví dụ về hành động nói
Trong câu chuyện “Thạch Sanh”, mỗi hành động nói của Lý Thông đều sử dụng một mục đích nhất định.
- “Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết”=> Hành động nói của Lý Thông đối với Thạch Sanh nhằm mục đích đe dọa.
- ”Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng, em hãy trốn ngay đi” => Hành động nói được sử dụng trong là hành động cầu khiến, Lý Thông yêu cầu Thạch Sanh phải đi trốn ngay lập tức.
- “Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu”=> Hành động trên thuộc loại hành động hứa hẹn , Thach Sanh hứa rằng sẽ tự mình lo liệu mọi việc.
Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố cũng xuất hiện những hành động nói của các nhân vật với những mục đích nhất định như sau;
- “Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?” – Tí hỏi chị Dậu. =>Câu nói của cái Tí là hành động nói với mang mục đích hỏi. Tí muốn biết rằng bữa ăn sau sẽ được ăn gì.
- “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài” – Chị Dậu trả lời Tí. =>Hành động nói trên của chị Dậu được thực hiện với đích trình bày (hành động trình bày). Chị cho cái Tí biết rằng trong bữa ăn sau con sẽ được ăn cơm ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
Mong rằng bài viết trên đây sẽ giúp cho các em nắm bắt được ý nghĩa và cách sử dụng hành động nói là gì với những mục đích khác nhau. Chúc các em học tập thật tốt.
- Xem thêm: Câu trần thuật đơn là gì? Tác dụng và ví dụ về câu trần thuật đơn
Câu trần thuật đơn là gì? Tác dụng và ví dụ về câu trần thuật đơn
Câu phủ định là gì? Chức năng và ví dụ về câu phủ định
Động từ là gì? Cụm động từ là gì? Ví dụ và bài tập
Trợ từ là gì? Thán từ là gì? Vai trò và ví dụ về trợ từ thán từ
Câu cầu khiến là gì? Chức năng và ví dụ về câu cầu khiến
Tình thái từ là gì? Cách dùng và ví dụ về tình thái từ
Chỉ từ là gì? Vai trò trong câu và ví dụ minh họa chỉ từ