Đóng vai ông họa sĩ kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa chi tiết

Đóng vai ông họa sĩ kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa khi gặp gỡ anh thanh niên, cùng theo dõi bài viết này để hiểu về ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa.

Chương trình Ngữ văn 9 có nhiều tác phẩm hay, chạm tới sâu thẳm trái tim người đọc. Trong đó, câu chuyện về anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa khiến không ít người phải suy ngẫm. Đó là câu chuyện đời, chuyện người và những khát vọng mà họ mong muốn đạt được. Cùng đóng vai ông họa sĩ kể lại cuộc gặp gỡ anh thanh niên để hiểu hơn về câu chuyện nhé.

Đóng vai ông họa sĩ kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa hay và chi tiết

Đóng vai ông họa sĩ kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa hay và chi tiết

Contents

Sơ lược về tác giả tác phẩm

Tác giả

Lặng lẽ Sa Pa là một trong những tác phẩm hay của Nguyễn Thành Long. Ông trưởng thành và phát triển trong phong trào Thơ mới. Là một nhà văn với hàng loại truyện ngắn và bút ký. Tác phẩm của ông luôn nhẹ nhàng, lắng sâu và chạm đến tiềm thức của mỗi người. Văn học đậm chất thơ, đậm chất trữ tình.

Tác phẩm

Lặng lẽ Sa Pa được viết vào năm 1970, trong một chuyến đi của nhà thơ. Cảm xúc trong tác phẩm đều chân thực, sống động đến lạ. Mỗi người đọc tác phẩm sẽ có những cảm nhận khác nhau. Nhưng bao hàm tất cả, là vẻ đẹp của những người dân lao động. Là những người chiến sĩ thầm lặng cống hiến cho công cuộc xây dựng miền Bắc, kháng chiến miền Nam.

Đóng vai ông họa sĩ kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa

Cuộc đời người nghệ sĩ vẫn luôn đau đáu muốn kiếm tìm cái chất mình theo đuổi. Tôi cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Tôi đã hoãn lại bữa tiệc chia tay cùng những đồng nghiệp già. Và bắt đầu chuyến hành trình thực tế dài ngày của tôi.

Đến bến xe Lào Cai, tôi được bác tài xếp chỗ ngồi cạnh bác và một cô gái trẻ. Chuyến đi lần này hoàn toàn không có máy ảnh, không có đồ nghề. Nhưng kỳ lạ thay, bác tài xế vẫn nhìn thấy được cái chất nghệ sĩ trong tôi. Cô gái trẻ ngồi cạnh bên tôi có ánh mắt nhìn thật xa xăm. Hỏi ra mới biết, cô là kỹ sư nông nghiệp vừa mới ra trường và đang lên nhận việc tại Lai Châu. Tôi nhận ra, chúng tôi có cùng đích đến. Suốt cả một quãng đường dài, ánh mắt cô luôn mang nỗi buồn man mác. Phải chăng, trước chuyến đi này, cô còn vướng bận chuyện tình cảm chăng?

Bầu trời xanh cao khiến tôi choáng ngợp. Cũng lâu lắm rồi tôi mới thấy cảnh vật hùng vĩ thế này. Anh lái xe hỏi tôi có muốn ghé Sa Pa để vẽ không? Anh nói, cái hồn đất trời Sa Pa là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều họa sĩ.

Sa Pa hiện lên với những rặng đào trắng, đàn bò trắng đeo chuông kêu nghe rất vui tai. Tôi đã từng nghĩ sẽ về Sa Pa ở hẳn nhưng tôi nghĩ không phải lúc này. Anh lái xe hỏi có phải tôi sợ buồn không. Tôi còn hào sảng mà đáp với anh ta rằng buồn ai chẳng sợ, nhưng phải quên đi để làm việc. Đó mới chính là điều đúng đắn.

Đi thêm được một đoạn, xe dừng lại để mọi người nghỉ ngơi 30 phút và ăn chút gì đó. Anh lái xe kéo tay tôi để giới thiệu một người. Đó là cậu thanh niên 27 tuổi, làm công tác khí tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. 4 năm trước, vì quá “thèm người”, anh ấy đã lấy cây chặn xe ngang qua. Thế là bác lái xe và anh ấy gặp nhau. Thi thoảng có dịp sẽ lên thăm và mua tặng anh vài cuốn sách.

Tâm trạng tôi bỗng dâng lên một cảm xúc lạ lùng khó tả. Tôi vừa bất ngờ, ngưỡng mộ, vừa xúc động vô cùng. Tôi ngạc nhiên một người thanh niên trẻ tại sao lại chọn lối sống âm thầm đến buồn tẻ như thế. Một cậu con trai vóc dáng nhỏ bé, làn da trắng trẻo trông rất thư sinh. Ai mà nghĩ cậu lại sống một mình ở đây làm nhiệm vụ.

Cậu trai trẻ ấy mời tôi lên nhà ngồi chơi, cái căn nhà nhỏ bé, lối đi tràn ngập hoa. Cô và anh kỹ sư hái hoa còn tôi tìm một góc riêng hít hà cái dư vị này. Anh thanh niên muốn dùng 5 phút để kể về công việc của anh. 25 phút còn lại là để chúng tôi kể cuộc sống dưới xuôi cho anh nghe.

Qua lời kể, công việc của anh là đo mưa, đo gió, đo nắng và đưa ra dự báo thời tiết. Anh yêu quý máy đo mưa, đo gió, đo mây và gọi bằng cái tên thân mật là những đứa con tinh thần. Có những đêm lạnh thấu xương, công việc vẫn phải tiến hành. Câu chuyện anh kể nghe thật hấp dẫn, lý thú biết bao. Đó cũng là những cảm xúc mà tôi đang ngày đêm tìm kiếm. Câu chuyện của chàng trai chỉ dừng tại đó. Có lẽ, anh đã cảm nhận được một chút bối rối, e lệ  của tôi và cô kỹ sư.

Cả ba chúng tôi quay lại căn nhà nhỏ xinh đó để thưởng trà. Căn phòng nhỏ, mộc mạc nhưng lòng hiếu khách lại khiến người ta cảm động vô cùng. Tôi muốn được nghe anh kể tiếp câu chuyện còn dang dở. Tôi hẹn một ngày không xa sẽ ghé lại nơi đây. Rồi câu chuyện tiếp tục với những tâm tư, tình cảm mà anh giấu kín bấy lâu.

Qua từng lời kể, tôi đã vội chắp bút và khắc họa nên chân dung chàng trai trẻ ấy. Anh vẫn tỏ ra ngại ngùng nhưng vẫn hợp tác để tôi hoàn thành bức tranh của mình. Anh say sưa kể về những kỹ sư lai tạo giống, đồng chí nghiên cứu khoa học bằng cả niềm tự hào và ngưỡng mộ. Tôi nghe không sót chữ nào, trong lòng lại trỗi lên một cảm xúc khó tả.

Thời gian trôi qua nhanh, cũng đến lúc tôi phải chia tay chàng trai trẻ, tiếp tục hành trình của mình.  Tôi sẽ quay lại nơi đây, nơi ấm áp tình người, cái mà tôi coi là chân lý cho bức tranh nghệ thuật. Cái tình người ấm áp, sự hi sinh thầm lặng của những con người nơi đây cần được giới thiệu đến mọi người.

Phân tích nhân vật ông họa sĩ trong câu chuyện

Ông họa sĩ được Nguyễn Thành Long sử dụng để miêu tả chân dung anh chàng thanh niên. Mặc dù là tuyến nhân vật phụ nhưng ông lại góp công lớn nâng tầm giá trị tác phẩm.

Một người họa sĩ đam mê nghệ thuật

Ông đã ở vào cái tuổi nghỉ hưu. Nhưng niềm say mê cái hay, cái đẹp đã khiến ông phải hoãn tất cả lại. Ông muốn thực hiện chuyến đi của đời mình. Và cuộc hành trình đến Lai Châu, Sapa nằm trong chuỗi khám phá đó.

Câu chuyện của anh thanh niên đã làm ông cảm động. Ông thể hiện sự yêu mến, ngưỡng mộ anh thanh niên bằng việc lấy giấy bút ra phác họa ngay. Ông luôn có những cảm nhận sâu sắc về đời sống. Có lẽ, đó chính là con mắt của nghệ thuật.

Người họa sĩ thân thiện

Chuyến đi không quá dài nhưng ông lại kết thân được với cô kỹ sư và bác tài xế. Họ giành cho nhau cái tình cảm thân thương, trìu mến như cha con.

Ông trò chuyện vui vẻ với bác lái xe trong cả hành trình. Còn được bác giới thiệu cho một người đặc biệt. Người mà ông cảm mến, ngưỡng mộ.

Anh chàng thanh niên chính là người được ông xem là biểu tượng của cái đẹp. Việc làm của anh, sự hi sinh của anh cứ âm thầm như thế. Và anh vui vì điều đó.

Từng cảm nhận, suy tư của người họa sĩ già được khắc họa hết sức rõ nét. Phải thấu hiểu nghệ thuật, yêu cái đẹp đến nhường nào mới cho ông nhiều suy tư đến vậy.

Mặc dù là tuyến nhân vật phụ nhưng ông lại là điểm mấu chốt của sự thành công. Nguyễn Thành Long thật tinh tế khi lựa chọn ông họa sỹ làm người kể chuyện. Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện đời, chuyện người đầy tính nhân văn.

Đóng vai ông họa sĩ kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa với cuộc gặp gỡ anh thanh niên được kể lại chi tiết ở bài viết trên, góp phần giúp các em học sinh hiểu về nhân vật ông họa sĩ. Nội dung chúng tôi chia sẻ trên đây, hi vọng các em học sinh có thêm nguồn tư liệu tham khảo hay.

Văn Học Lớp 9 -