Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng của Kim Lân

Đề bài “Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng” của nhà văn Kim Lân, hóa thân vào nhân vật ông Hai ngay trong bài viết này nhé.

Làng là một truyện ngắn hay của Kim Lân trong đó có nhân vật ông Hai. Ông nổi lên với những phẩm chất đáng quý của một người nông dân yêu làng yêu nước.

Trong chương trình ngữ văn 9 có truyện ngắn Làng của Kim Lân. Nhân vật ông Hai xuất hiện mang những phẩm chất tốt đẹp của một người nông dân chất phác. Cùng đóng vai ông Hai kể lại chuyện Làng của nhà văn Kim Lân ngay sau đây.

Hãy đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân

Hãy đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân

Contents

Tóm tắt ngắn gọn về truyện ngắn Làng của Kim Lân

Ông Hai là một người dân ở làng Chợ Dầu. Bởi vì hoàn cảnh mà buộc phải sống xa làng xa quê hương. Tuy vậy nhưng ông vẫn luôn nhớ về vùng đất thân thương nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Một hôm khi ông trở về làng nghe được tin dữ làng đã theo Tây. Chúng đến một cách bất ngờ như sét đánh ngang tai khiến ông hụt hẫng và thất vọng. Ông thực sự không dám tin vào điều đó. Về đến nhà ông buồn bã chán nản và không đi ra ngoài trong nhiều ngày. Về sau có người báo tin rằng làng không theo Tây mà vẫn sát cánh cùng nhau chiến đấu theo cách mạng. Sau khi biết được làng theo Tây là tin đồn ông vui vẻ trở lại. Ông nói với mọi người rằng làng đã bị bọn Tây đốt kể cả nhà của ông cũng thế. Dù đã mất đi tài sản nhưng ông Hai vẫn rất vui vì làng của ông vẫn yêu nước và yêu cách mạng.

Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng ( Mẫu số 1 )

Làng Chợ Dầu là nơi tôi sinh ra và lớn lên. Thế nhưng bọn Tây đã khiến cho dân chúng tôi phải đi tản cư sang những nơi khác để sống. Giờ đây khi đã trở về quê hương tình cảm tôi dành cho làng không hề thay đổi vẫn còn vẹn nguyên. Tôi rất hạnh phúc và vui mừng vì được trở về quê hương thân yêu của mình.

Khi trở về tôi nghe được rất nhiều tin như tiêu diệt được bao nhiêu tên địch? Có bao nhiêu người lính dũng cảm đã hi sinh? Tôi đang chăm chú lắng nghe và phấn khởi tự hào. Bỗng có một người nói với tôi rằng:” làng Chợ Dầu theo Tây phản cách mạng”. Họ nói với giọng điệu cay nghiệt, oán hận và căm phẫn. Nghe được tin dữ đó mặt tôi biến sắc hẳn đi, cổ họng nghẹn lại và da mặt tôi tê rân rân. Cảm giác lúc đó thực sự rất xấu hổ và thất vọng nặng nề. Tôi rất yêu làng của mình, luôn hãnh diện và tự hào kể cho mọi người nghe về làng. Thế mà không ngờ giờ lại thành ra như thế này, tôi rất buồn và cảm thấy xấu hổ. Tôi lảng tránh đi ra nơi khác và lủi thủi về nhà trong tâm trạng thất vọng không vui.

Về đến nhà rồi tôi vẫn không tin đó là sự thật, suy nghĩ nội tâm trong tôi đấu tranh nhau. Một bên là tình yêu làng thiết tha, một bên là sự thật được phơi bày trước đó. Ngôi làng tôi đã từng yêu thương gắn bó giờ đây trở thành làng giặc, Tôi thật sự thất vọng buồn và chán nản. Trong tâm trạng rối bời và trống rỗng tôi đã tâm sự với thằng út. Những điều tôi cất giữ trong lòng được nói ra làm tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

Khi tôi đi chơi cùng ông hàng xóm tận tối mới trở về nhà. Ông chủ tịch của làng tôi đã lên tiếng cải chính rằng việc làng chợ Dầu theo Tây là hoàn toàn sai sự thật. Tôi vui mừng, hạnh phúc rồi gọi hô hào lũ trẻ ra và nói: “Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia cho”.

Sau đó tôi chạy vội vã đi khắp nơi khoe tin Tây đốt nhà, đốt hết mọi thứ. Thế nhưng thông tin làng Chợ Dầu theo Tây là không đúng là sai sự thật. Mặc dù đã bị mất đi tài sản nhưng không hiểu sao tôi không buồn. Tôi cảm thấy vui vì làng mình vẫn luôn kháng chiến chống giặc, luôn theo cách mạng.

Câu chuyện về làng của tôi là như vậy đó. Trải qua nhiều những cung bậc cảm xúc khác nhau. Từ chán nản, thất vọng đến vui tươi bất ngờ. Qua đây niềm tự hào tình yêu làng trong tôi vẫn luôn tràn đầy và vẹn nguyên. Làng chợ Dầu của tôi vẫn luôn trung thành với cách mạng ta.

Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng ( Mẫu số 2 )

Trong thời kỳ chiến tranh diễn ra khốc liệt, tôi cũng như nhiều người dân khác đều phải di tản khỏi quê hương. Yêu làng yêu quê hương đất nước là thế nhưng có một lần tình yêu làng của tôi rơi vào thử thách.

Tên tôi là Nguyễn Hai Thu người ta thường gọi tôi với cái tên thân mật là ông Hai. Tôi sinh ra và lớn lên tại làng chợ Dầu. Trong một lần thực dân Pháp xâm lược đốt phá và cướp bóc của cải của nhân dân. Chúng tôi buộc phải di tản sang nơi khác theo lệnh cụ Hồ.

Ở nơi khác nhưng tôi không lúc nào là không nhớ về làng. Tưởng tượng ra công việc kháng chiến ở trong làng. Từ người già đến trẻ nhỏ tất cả đều hăng hái tham gia chiến đấu. Chỉ nghĩ đến thôi là trong lòng tôi cảm thấy hứng khởi, mọi buồn phiền như tan biến hết. Tôi đi khoe với mọi người về ngôi làng của mình với một thái độ tự hào.

Tôi luôn nghe ngóng nhiều thông tin về những chiến tích của người dân trong làng. Khi có một nhóm người từ dưới xuôi đi lên tôi vội vàng nghe ngóng tin tức từ họ. Họ nói rằng làng chợ Dầu đã theo Tây bỏ cách mang. Tin dữ đó như sét đánh ngang tai khiến người tôi cứng lại không thở nổi. Phải mất một lúc tôi mới tỉnh táo trở lại và đi về nhà. Về đến nhà cả người tôi mềm nhũn và cạn kiệt sức lực, tôi nằm vật ra giường. Mắt nhìn về phía lũ trẻ đang chơi ở ngoài sân. Tôi cảm thấy xấu hổ, thất vọng và rơi nước mắt.

Mấy ngày sau đó tôi không đi đâu cả chỉ quanh quẩn trong nhà. Cứ nhìn thấy đám đông tụ tập lại tôi lại cảm thấy hoang mang và sợ sệt. Tôi nghĩ rằng người ta đang nói về chuyện làng chợ Dầu của tôi đi theo Tây. Cả con mụ chủ nhà cũng chế giễu, nói bóng nói gió và dọa nạt đòi đuổi cả nhà tôi đi. Bởi mang cái mác là việt gian đi theo Tây phản bội cách mạng phản bội Tổ quốc.

Trong lòng tôi cũng đấu tranh dữ dội lắm nhưng sau đó tôi cũng đưa ra một quyết định khó khăn. Làng thì yêu thật thế nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù. Một ngày nọ ông chủ tịch làng tôi đã lên tiếng cải chính. Ông nói rằng tin làng tôi theo Tây là sai sự thật. Lúc đấy tôi vui lắm chạy đi sang nhà bác Thứ mà khoe rằng làng tôi không hề theo Tây. Thậm chí tôi còn khoe nhà bị bọn địch đốt sạch. Tôi vui sướng và hạnh phúc vì ngôi làng thân yêu của mình vẫn theo cách mạng vẫn kháng chiến. Nhà cửa mất đi có thể xây dựng được lại. Còn danh dự đã mất đi thể vớt nhơ đó qua bao nhiêu năm vẫn không thể mờ đi.

Trên đây là một vài bài văn mẫu với đề bài đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng. Hy vọng sẽ là những tài liệu hữu ích giúp các bạn tham khảo lấy ý tưởng để viết tốt bài của mình nhé!

Văn Học Lớp 9 -