Dàn ý thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Dàn ý thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên chi tiết đến từng tình tiết, tham khảo ngay bài viết này để làm văn thuyết minh dễ dàng.

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một tác phẩm hay và giàu ý nghĩa. Hiện tại, trong chương trình Ngữ văn lớp 10 vẫn đang đề cập đến tác phẩm này. Nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu và viết nên dàn ý thuyết minh về Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

Dàn ý thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên hay và chi tiết

Dàn ý thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên hay và chi tiết

Contents

Dàn ý thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.

Thân bài

Đôi nét về tác giả

Nguyễn Dữ là nhà văn nổi tiếng những năm đầu thế kỷ XVI, quê gốc ở Hải Dương.

Ông là người khai sáng và đưa vào khai thác thể loại truyện truyền kỳ vào nền văn học Việt Nam.

Thành tựu duy nhất mà ông để lại cho đời chính là Truyền kỳ mạn lục với hơn 20 câu chuyện khác nhau.

Định nghĩa khái niệm truyền kỳ

Truyền kỳ là thể loại văn xuôi trung đại có chứa các yếu tố hoang đường, kì ảo. Khi đọc truyện, người ta sẽ cảm nhận được sự giao thoa giữa con người và cõi âm, cõi tiên. Sự xuất hiện của thánh thần, hay ma quỷ làm phụ họa nhằm tăng tính hấp dẫn của tác phẩm. Thông qua đó, tác giả muốn nhắn nhủ một thông điệp, một lời khuyên đối với người đọc.

Khái quát về Truyền kỳ mạn lục 

Tác phẩm là một bộ gồm có 20 truyện với nội dung khác nhau. Được viết bằng chữ Hán và chứa nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo. Tác phẩm là thứ duy nhất mà Nguyễn Dữ để lại cho đời.

Truyền kỳ mạn lục xoay quanh những sự việc, hiện tượng nhằm phản ánh chế độ thối nát. Qua đó, thể hiện sự cảm thông với số phận của những con người đó, nhất là phụ nữ.Thêm nữa, Nguyễn Dữ đề cao vẻ đẹp phẩm giá của mỗi người. Ông nhất quán ủng hộ quan điểm “lánh đục về trong” của một số vị quan thời bấy giờ. Một lần nữa, truyện lại cho ta thấy niềm tin của người dân vào chân lý cái thiện luôn thắng cái ác.

Tóm tắt Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Ngô Tử Văn là một dân thường ở Lạng Giang nổi tiếng với đức tính chính trực, công minh. Tại nơi đây, có một ngôi đền rất thiêng nhưng lại được canh giữ bởi một tên hung thần. Hắn ra nhiều điều kiện oái oăm, bắt dân chúng phải phục tùng ý muốn của hắn. Tức giận trước thái độ kia, chàng  Tử Văn một phát châm lửa thiêu rụi đền.

Chỗ trú ngụ của tên hung thần không còn, hắn dọa sẽ kiện Tử  Văn đến với Diêm Vương. Một lần nọ, Tử Văn bị ốm, trong cơn sốt nóng mê man, chàng ta mơ mình bị đưa xuống âm phủ. Thế nhưng, buổi chiều lại, Thổ Thần hóa thành một ông lão đến gặp chàng trai. Ông cảm phục trước hành động nghĩa hiệp, dũng cảm của Tử Văn. Do vậy, ông đã chỉ ra nhiều tội trạng của tên hung thần kia và chỉ cách cho Tử Văn hóa giải vận hạn.

Ngay đêm đó, Tử Văn bị hai tên quỷ sứ dẫn dụ xuống Diêm phủ. Trước mặt người quyền lực nhất nơi đây, chàng khảng khái tố cáo tội ác tày trời của tên hung thần. Chứng cứ rành rành, không thể chối cãi, Diêm vương ra lệnh trừng trị tên tướng giặc và bọn phán sự. Ngô Tử Văn được hồi phục sinh mạng và giữ chức phán sự canh giữ ở đền Tản Viên.

Nội dung của tác phẩm

Tình tiết truyện thể hiện sự chính trực, làm việc nghĩa của nhân vật Ngô Tử Văn. Thái độ khảng khái, nhất quyết khi đốt đền thờ của tên hung thần. Mặc cho hắn đã dùng nhiều lời lẽ dọa nạt, thậm chí là đưa ra cái chết.

Về đến cõi âm vương, nhưng Ngô Tử Văn vẫn giữ được bình tĩnh. Không hề có chút run sợ trước cái ác, không gian âm u rùng rợn.

Ngô Tử Văn dùng lời lẽ chắc nịch, lập luận sắc bén để nói lên quan điểm của mình trước mặt diêm vương. Trước cái lớn, cái mạnh nhưng không hề nao núng, ngược lại rất dũng cảm.

Ngô Tử Văn thành công tiêu diệt được tên hung thần ác nghiệt, bảo vệ được tính mạng của mình. Mang lại cuộc sống bình yên, ấm no và hạnh phúc cho người dân. Ông còn được phong chức phán sự canh giữ đền Tản Viên. Đây là sự đền đáp xứng đáng cho những cố gắng của ông.

Câu chuyện thể hiện niềm tin, ý chí vào lẽ phải, cái đúng sẽ luôn giành phần thắng. Ngô Tử Văn chỉ là đại diện cho một lớp người trẻ, không chịu đầu hàng trước quân thù. Luôn nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, dám đấu tranh tiêu diệt cái ác đến cùng. Đó cũng là sự anh dũng, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

Câu chuyện ngầm phê phán những người luôn cố ý rắp tâm hãm hại người khác. Quấy nhiễu cuộc sống vốn đang yên bình của họ, đáng phải trừng trị thật thích đáng. Qua đó, cho thấy cuộc sống vẫn tồn tại nhiều bất công mà con người không lường trước được. Lúc này đây, chúng ta cần lắm những con người thẳng thắn, công minh đứng ra làm chủ. Giống như nhân vật Diêm vương trong câu chuyện.

Nghệ thuật đặc sắc

Truyện sử dụng nhiều yếu tố nhân gian kì ảo nhằm tăng tính hấp dẫn của câu chuyện. Lối kể chuyện hấp dẫn, chứa nhiều tình tiết mới, có tính logic cao. Các nút thắt, các giải quyết hợp tình hợp lý, thỏa mãn ý chí người xem.

Kết bài

Tổng kết lại những vấn đề đã nêu về Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

Trên đây là dàn ý thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Hy vọng, với dàn ý này, các em có thể sáng tạo thêm một vài chi tiết để hoàn thiện bài viết. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao trong học tập. Và đừng quên theo dõi trang thông tin của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức mới nhé.

Văn Học Lớp 10 -