Cảm nhận khổ thơ cuối bài Vội vàng hay và chi tiết
Cảm nhận khổ thơ cuối bài Vội vàng siêu hay sẽ được chia sẻ ngay sau đây, các em học sinh tham khảo bài mẫu bên dưới nhé.
Nhắc đến “ông hoàng thơ tình” của văn học Việt Nam người ta nhớ ngay đến Xuân Diệu. Trong từng câu thơ, từng nhạc điệu ta luôn cảm nhận được khát khao được sống, được yêu cuộn trào. Bài thơ Vội vàng của nhà thi sĩ tài ba là một trong những tác phẩm được đánh giá cao. Hãy cùng cảm nhận khổ thơ cuối bài Vội vàng để hiểu hơn về tác phẩm nhé.
Contents
Dàn ý bài cảm nhận khổ thơ cuối bài Vội vàng
Mở bài
– Khái quát về tác giả, tác phẩm.
– Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, đi theo khuynh hướng văn học trữ tình lãng mạn của Việt Nam. Hồn thơ nồng nàn, cháy bỏng với tình yêu cuộc sống, con người.
– Vội vàng là một trong những tác phẩm hay, làm nên tên tuổi của nhà thơ. Đó là một trái tim nóng bỏng, khát khao cuộc sống tự do, khát khao được cống hiến.
– Khổ cuối là khổ hay và đặc sắc nhất. Đó là sự kết tinh cho khát vọng sống ,tình yêu của người với người, người với cảnh. Cảm nhận cuộc sống hết sức tinh tế và sâu sắc dưới cái nhìn của mọi giác quan
Thân bài
Bức tranh thiên nhiên hiện lên sinh động và rõ nét
– Hình ảnh mây, gió, bướm, cây cỏ đều hiện lên với nguồn năng lượng căng tràn, sức trẻ. Cái mới, cái mơn mởn của cảnh vật khiến tác giả chỉ muốn ôm hết vào mình.
– Lời giục giã, cảm thán “mau đi thôi” khuyến khích mọi người cảm nhận cuộc sống. Đó cũng là biểu hiện của sự tận hưởng thiên nhiên và cuộc sống. Khát vọng sống cuộn trào trong tâm khảm của con người.
Cách sống vồ vập, vội vã
– “Ta muốn ôm” là sự chiếm lĩnh của nhân vật trữ tình. Những động, tính từ đầy biểu cảm như ôm, riết, thâu, cắn… Cảm giác đi từ nhẹ nhàng đến si mê, “chuếnh choáng”, “đã đầy”, “no nê”…
– Điệp từ “ta” được nhắc lại nhiều lần khiến ta cảm tưởng nhà thơ muốn mọi cảnh vật được ôm chặt trong mình. Đó cũng như lời thôi thúc, giục giã, là sự hối hả cuồng nhiệt đối với sự quay trở của đất trời.
Thể hiện cảm nhận qua đủ các giác quan
– Cuộc sống với thiên nhiên, cây cỏ được nhà thơ cảm nhận qua nhiều giác quan. Từ khứu giác, thị giác, thính giác..
– Tận hưởng mọi cảm nhận để rồi lịm đi trong sung sướng ngất ngây “hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”. Phải yêu lắm, cuồng nhiệt lắm mới có thể khắc họa nên những vần thơ như thế.
Đặc sắc nghệ thuật
– Câu chữ gấp gáp, giọng thơ hồ hởi khiến người đọc càng cảm nhận rõ hơn cảm xúc của tác giả. Nhịp thơ nhanh mạnh, biến hóa linh hoạt, dứt khoát. Sử dụng điệp từ, điệp ngữ để làm tăng thêm sự hối hả, dồn dập.
Kết bài
– Khẳng định ý nghĩa của đoạn thơ đối với giá trị của toàn bài thơ. Nêu một vài cảm nhận của bản thân, từ đó, rút ra bài học nhận thức cho mình.
Bài văn cảm nhận khổ thơ cuối bài Vội vàng
Thời gian trôi nhanh và chẳng bao giờ hợp ý người. Nó trôi theo đúng quy luật của nó, chẳng hề quan tâm đến việc con người đã làm được gì. Càng như vậy, khao khát được sống, được tự do, yêu đời và yêu người trỗi dậy mạnh mẽ. Cái khắc nghiệt của tạo hóa, cùng sự nên thơ, trữ tình đã được Xuân Diệu bắt gặp được. Bài thơ Vội vàng là cái tôi mãnh liệt trong cảm xúc cùng nhiều khám phá mới mẻ. Đoạn thơ cuối của bài là lời thúc giục sống vội để cảm nhận cái đẹp của lẽ đời:
“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !”
Với hồn thơ như Xuân Diệu, mỗi lần xuất thơ đều cho người ta cái cảm giác vồ vập, hứng khởi. Trong lòng ông luôn trỗi dậy khát khao được sống vội, sống gấp để cảm nhận hết cái đẹp của đất trời. Nếu như hai khổ đầu là lời bộc bạch về tình yêu mãnh liệt và sự nuối tiếc khi phải chia rời. Thì đến khổ cuối, tác giả đã tìm ra đáp án để cho việc sống vội sao cho đúng.
Cụm từ “mau đi thôi” như một lời giục giã dành cho con người. Có lẽ, dù thời gian có trôi nhanh đến đâu thì cuộc đời vẫn còn một lối đi để cảm nhận. “Mùa chưa ngả chiều hôm” muốn thể hiện thời gian vẫn chưa phải lúc tàn cuộc, mùa xuân vẫn còn đọng lại trên cành lá. Mọi người cứ thế cảm nhận niềm vui, cái đẹp của những phút giây xuân còn bên mình. Sự buồn bã ở khổ thứ hai đã được thay thế bằng hồ hởi, nhiệt thành ở đây.
“Ta muốn” được điệp lại đến ba lần ở đầu mỗi câu thơ càng làm tăng thêm sự thúc giục. Hãy cứ yêu đi, cứ trải nghiệm và làm những điều mình thích. Tuổi trẻ căng tràn nhựa sống, tuổi của những đam mê, lý tưởng. Các động từ chỉ tâm thế như ôm, riết, say, thâu, cắn được nâng cao theo từng cấp độ. Giống như tình cảm tăng tiến rõ rệt, vồ vập và sự tận hưởng có vẻ tham lam. Một cái ôm nhẹ chưa đủ mang lại cảm giác đã. Phải là siết mạnh mới diễn tả hết nỗi khát khao bên trong. Sự cắn nghiến chính là đỉnh cao của khát khao chiếm hữu.
Sau những cái ôm siết thật mạnh, Xuân Diệu đưa đến những cảm giác ngất ngây, đê mê sung sướng đến run người. Điệp từ cho kết hợp với “no nê”, “chếnh choáng”, “đã đầy” càng thể hiện tâm thế hòa mình vào cuộc sống, thiên nhiên. Non nước, cỏ rạng, cây, mùi thơm, ánh sáng, thanh sắc của thời tươi đều là những gì đẹp nhất của thiên nhiên.
Điệp từ “và” như thể muốn thêm, thêm nữa. Đó là cả một thế giới bao trọn trong lồng ngực. Tình yêu thiên nhiên, cuộc sống này cho phép lòng ta được tham lam đến tột cùng. Không chỉ là vài cảm xúc mà là cả một bầu trời xúc cảm. Từ những xúc cảm chỉ của riêng nhà thơ, người đã nâng lên thành cảm xúc chiếm hữu non sông của cả vũ trụ này. Ước mơ thật to lớn. Kết bài, Xuân Diệu như hú vang lên “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”. Câu thơ lạ và thật táo bạo. Cảm xúc giờ đây đã biến thành hành động. Cái “ta” đại diện cho cả một lớp người chứ không chỉ là một mình nhà thơ nữa. Mọi cảm xúc đều trở nên dạt dào, dâng cao đến đỉnh điểm. Điều này cũng thật dễ lý giải với một người đang yêu say đắm khung cảnh đất trời.
Có lẽ, thành công của tác phẩm này không thể bỏ qua những đặc sắc nghệ thuật. Đó là sự sáng tạo, biến hóa khôn lường trong từng câu chữ, hình tượng. Câu chữ gấp gáp, giọng thơ hồ hởi khiến người đọc càng cảm nhận rõ hơn cảm xúc của tác giả. Nhịp thơ nhanh mạnh, biến hóa linh hoạt, dứt khoát. Sử dụng điệp từ, điệp ngữ để làm tăng thêm sự hối hả, dồn dập.
Cảm nhận khổ thơ cuối bài thơ Vội vàng để hiểu hơn về hàm ý sâu xa bên trong tác phẩm. Từ đó, ta thêm yêu thêm cái vẻ đẹp của đất trời này. Quan điểm sống đẹp, sống vội để thấy hết cái thú vị của đất trời chính là lý tưởng mà nhiều người trẻ hướng đến. Sống là để cảm nhận, để tận hưởng và để hiến dâng và trân trọng những giá trị tốt đẹp mà tạo hóa ban tặng.
Trên đây là bài cảm nhận khổ thơ cuối bài Vội vàng của Xuân Diệu. Hy vọng đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh. Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao trong các kỳ thi. Và đừng quên theo dõi trang để tiếp thu nhiều bài học mới.
- Xem thêm: Dàn ý học đi đôi với hành chọn lọc chi tiết siêu hay
Dàn ý học đi đôi với hành chọn lọc chi tiết siêu hay
Dàn ý, phân tích, nội dung bài thơ Lưu biệt khi xuất dương
Tóm tắt Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài hay và chi tiết nhất
Cảm nhận khổ 2 bài thơ Vội vàng được tuyển chọn cực hay
Cảm nhận bài thơ Từ ấy chi tiết mang ý nghĩa sâu xa
Cảm nhận về nhân vật Tràng trong truyện Vợ nhặt
Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo phần đầu truyện chi tiết