Cảm nhận khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ hay nhất

Cảm nhận khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ được các giáo viên dạy giỏi soạn thảo cực hay, đừng bỏ lỡ bởi, bài viết này sẽ cho bạn điểm cao.

Tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải mang cả không khí mùa xuân đến với tâm hồn mỗi người. Nằm trong chương trình ngữ văn lớp 9, tác phẩm là một trong những văn bản được chú trọng giảng dạy. Dưới đây là bài viết cảm nhận về khổ 4, 5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ mà học sinh có thể tham khảo.

Bài văn "Cảm nhận khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ" được kiểm duyệt và chọn lọc cực hay

Bài văn “Cảm nhận khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ” được kiểm duyệt và chọn lọc cực hay

Contents

Cảm nhận khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ hay và chi tiết

Mùa xuân nho nhỏ là một bài thơ vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Thanh Hải. Bài thơ ra đời trong những ngày đất nước đang trên đà hồi sinh sau chiến tranh. Mọi thứ bỗng tươi đẹp, đáng yêu đến lạ. Oái oăm thay, nhà thơ lại phải đối mặt với căn bệnh hiểm nghèo. Bài thơ khắc họa rõ nét tình yêu quê hương, thiên nhiên và khát khao được tự do của tác giả. Hãy cảm nhận khổ thơ dưới đây để hiểu hơn về điều đó.

Cảm nhận khổ 4 bài Mùa xuân nho nhỏ

Ở những câu thơ đầu bài, tác giả tập trung miêu tả cảnh sắc thiên nhiên khi sang xuân. Đến khổ thơ số 4, Thanh Hải lại tập trung bày tỏ cảm xúc, suy ngẫm của bản thân về mùa xuân.

“Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.”

Ở những khổ đầu, người đọc cảm nhận sự nhẹ nhàng, chậm rãi trong từng câu thơ. Nhưng đến khổ này, người ta lại nhận thấy sự hối hả, gấp gáp. Phải chăng, chính hoàn cảnh của tác giả hiện giờ đã tạo nên những biến chuyển đó?

Cụm từ “ta làm” được điệp lại đến ba lần như muốn thể hiện mong muốn cháy bỏng của nhà thơ. Đó đều là những ước mong thật nhỏ bé, làm chim hót, làm nhanh hoa, làm một nốt trầm trong bản hòa ca. Muốn làm con chim để gọi mùa xuân về. Muốn làm cành hoa để tô thêm hương sắc cho đời. Muốn hòa vào bản nhạc trầm bổng để phát lên giai điệu đẹp tươi. Tác giả sử dụng đại từ nhân xưng “ta” khiến cho câu nói thêm phần trang trọng, hào sảng.

Tất cả đều là những điều quá đỗi đơn giản với mọi người, nhưng lại xa lạ với tác giả. Có thể những cảm xúc này chỉ được thể hiện rõ ràng khi con người ta rơi vào tình huống bí bách nhất.

Cảm nhận khổ 5 bài Mùa xuân nho nhỏ

“Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi  

Dù là khi tóc bạc”.

Giọng thơ trầm bổng, nhẹ nhàng mà sâu lắng. Câu thơ gãy gọn thể hiện cả tâm tư cháy bỏng của chàng trai trẻ. Ước mơ muốn hòa vào mùa xuân của đất  trời thật mãnh liệt. “Nho nhỏ” thể hiện sự khiêm nhường của chính tác giả với cuộc đời này. Hành động “lặng lẽ dâng cho đời” càng thể hiện rõ hơn điều đó. Điệp ngữ “dù là” được nhắc lại đến 2 lần như khẳng định chắc nịch cho ước muốn trên. Tuổi hai mươi và khi tóc bạc là hai vế đối lập, đại diện cho tuổi trẻ và sự già đi. Câu thơ thể hiện sự quyết tâm dâng hiến dù ở độ tuổi nào.

Phải là người sâu sắc, hiểu về cảnh vật lắm mới cho ra những câu thơ nhẹ nhàng, sâu lắng đến vậy. Đáng tiếc thay đây lại là những lời cuối cùng của người đang nằm trên giường bệnh. Khát khao muốn hòa mình vào mùa xuân, cống hiến cho đất nước cuộn trào trong lòng tác giả.

Trên đây là bài cảm nhận khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ. Hy vọng đây sẽ là nguồn tài liệu quý giúp các em học tập tốt hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn tài liệu ở đây.

Văn Học Lớp 9 -