Bố cục và biện pháp nghệ thuật của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
Bố cục và biện pháp nghệ thuật của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được mô tả rõ ràng và chi tiết giúp các em học sinh lớp 9 có được kiến thức khi học tập.
Tìm hiểu về bố cục, biện pháp tu từ bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của tác giả Huy Cận. Từ đó, làm tiền đề cho các bài viết về sau.
Bố cục bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của tác giả Huy Cận được chia làm 3 phần:
- Hai khổ đầu: Miêu tả quang cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
- Bốn khổ thơ tiếp theo: Tác giả tả quang cảnh và không gian đoàn thuyền đánh cá hoạt động trong một đêm trăng sáng.
- Khổ thơ cuối cùng: Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá sau một hành trình làm việc quay trở về vào lúc lúc bình minh bắt đầu lên.
=> Bố cục của bài thơ được tác giả miêu tả theo đúng trình tự trong một chuyến ra khơi đánh bắt cá. Bắt đầu trong 2 khổ thơ đầu là hình ảnh đoàn thuyền đang ra khơi thời điểm sắp kết thúc một ngày dài và bốn khổ thơ còn lại là hình ảnh cảnh đánh cá vào một đêm trăng, cuối cùng với khổ thơ cuối tác giả miêu tả quang cảnh quay về của đoàn thuyền đánh cá cũng là lúc bình minh nhô lên chiếu sáng cả vùng biển.
Biện pháp nghệ thuật bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
Trong mỗi đoạn thơ của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” sử dụng những biện pháp nghệ thuật riêng biệt:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
=> Biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa được giả sử dụng qua hai câu thơ trên, gợi lên cảnh hoàng hôn thật đẹp và hùng vĩ.
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi”
=> Qua hai câu thơ này, tác giả vẽ lên những hình ảnh gắn kết câu hát, cánh buồm và gió khơi lại với nhau, hòa quyện với nhau. Người đánh cá cất lên câu hát giữa biển khơi và căng buồm lên, nhà thơ tưởng tượng như chính câu hát đó làm căng cánh buồm. Câu hát thể hiện tinh thần lạc quan, vui vẻ của người lao động, chính câu hát đó của người đánh cá đã biến thành sức mạnh kết nối cùng với gió biển làm căng cánh buồm ra khơi giúp con thuyền tự tin ra khơi trong đêm.
=> Tác giả sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, gợi lên thể hiện niềm vui, hạnh phúc trong công việc của những người dân làng chài, sự phấn khởi trong mỗi chuyến ra khơi với mong ước được bội thu tôm cá.
Trong câu thơ “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”, hình ảnh nhân hóa được tác giả sử dụng thể hiện hơi thở của đêm hay còn là nhịp thở của thủy triều và tiếng sóng rì rào. Gợi lên trong không gian hình ảnh những ngôi sao trên bầu trời phản chiếu xuống mặt nước một cách hùng vĩ, chói lòa.
Với cách phân tích bố cục và biện pháp nghệ thuật của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá như phép ẩn dụ, so sánh, nhân hóa trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá sẽ hữu ích cho bài học của các em học sinh. Các em tham khảo và hoàn thành các bài viết thật tốt.
- Xem thêm: Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng của Kim Lân
Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng của Kim Lân
Đóng vai bé Thu kể lại câu chuyện Chiếc lược ngà ( CÓ MẪU )
Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng Chí
Đóng vai anh thanh niên kể lại truyện Lặng Lẽ Sa Pa
Đặc sắc nội dung và nghệ thuật “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
Đặc sắc nội dung và giá trị nghệ thuật Chuyện người con gái Nam Xương