Đóng vai bé Thu kể lại câu chuyện Chiếc lược ngà ( CÓ MẪU )

Với đề bài được giao hãy đóng vai bé Thu kể lại câu chuyện Chiếc lược ngà, đây là một đề bài giúp các em học sinh hóa thân vào nhân vật bé Thu.

Hóa thân vào nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của tác giả Nguyễn Quang Sáng. Kể lại câu chuyện một cách tuần tự, chi tiết và chân thực nhất.

Trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng có xuất hiện nhân vật bé Thu. Hãy đóng vai bé Thu kể lại chuyện Chiếc lược ngà. Dưới đây là một số bài văn mẫu cho học sinh tham khảo. Hãy nhớ là chỉ tham khảo và chắt lọc những ý tưởng hay để viết bài của mình nhé các bạn.

Hóa thân để đóng vai bé Thu kể lại câu chuyện Chiếc lược ngà

Hóa thân để đóng vai bé Thu kể lại câu chuyện Chiếc lược ngà

Contents

Giới thiệu về tác giả tác phẩm trong Chiếc lược ngà

Dưới đây là một vài nét giới thiệu về tác giả và tác phẩm trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”.

Một vài nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng

Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, ông mất năm 2014. Bút danh của ông là Nguyễn Sáng. Vào năm 2000 ông vinh dự nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật trong đợt II. Nguyễn Quang Sáng nổi tiếng với sáng tác “Chiếc lược ngà” và biên kịch bộ phim “Cánh đồng hoang”.

Ông không chỉ sáng tác văn xuôi mà còn tham gia vào việc viết kịch bản phim. Một số tác phẩm tiêu biểu như: Cánh đồng hoang (năm 1978) hay Mùa gió chướng (1977),….

Không chỉ vậy ông còn nhiều những tác phẩm văn xuôi nổi tiếng như:

Có một điều đặc biệt có nhiều bạn chưa biết đó là Nguyễn Quang Sáng chính là cha đẻ của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng. Người đã từng tham gia nhiều chương trình với vai trò là ban giám khảo.

Một vài nét về tác phẩm Chiếc lược ngà

Truyện ngắn “chiếc lược ngà” được tác giả sáng tác vào năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ. Đây là khoảng thời gian miền Nam đang kháng chiến chống lại giặc Mỹ xâm lực.

Tóm tắt ngắn gọn về truyện ngắn Chiếc lược ngà

Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến chống giặc từ khi bé Thu còn rất nhỏ tuổi. Bé Thu là cô con gái bé bỏng của ông. Ông Sáu về nhà nhân dịp được nghỉ phép. Lúc này con gái ông cũng đã lớn khôn. Ông Sáu khao khát và mong muốn con gọi mình một tiếng ba và ôm con vào lòng mình. Thế nhưng bé Thu lại không nhận cha và một mực đẩy ông ra. Ông suốt ngày ở nhà không đi đâu chỉ để ở gần con bé hơn. Ông càng gần con bé nó càng chống đối và còn nói chổng. Khi ăn cơm ông gắt đồ ăn cho bé Thu nó lại gạt đi. Trong lúc nóng giận ông đã đánh bé Thu. Vì thế cô bé tức giận bỏ về ở nhà bà ngoại. Bà gặng hỏi bé Thu vì sao không thích ba. Cô bé nói rằng vì ba không giống trên ảnh, mặt ba có vết thẹo. Bà ngoại ôn tồn giải thích cho bé Thu lý do có vết thẹo trên mặt là do chiến tranh gây ra.

Ngày ông Sáu chia tay gia đình để quay lại chiến trường khốc liệt. Bé Thu cũng đã về nhà nhưng cô lại nép vào một góc nhìn ba. Khi ông Sáu tạm biệt mọi người xong xuôi cô mới oà khóc. Gọi tên ba và níu kéo không cho ba đi. Tình cảm cha con như vỡ oà lúc đó. Sau đó bé Thu dặn ông khi về nhớ mua cho em chiếc lược. Tại nơi chiến trường ông Sáu đã làm cho bé Thu một chiếc lược ngà. Nhưng chưa kịp về đến tay cô bé ông đã hi sinh. Sau này người đồng đội của ông là ông Ba thay mặt ông trao cho bé Thu chiếc lược.

Đóng vai bé Thu kể lại truyện Chiếc lược ngà ( Mẫu số 1 )

Khi một đứa trẻ như tôi sinh ra trong thời chiến thì việc các thành viên trong gia đình được đoàn tụ là điều không hề dễ dàng. Tôi chỉ hình dung được ba tôi trông như thế nào qua những bức ảnh.

Má tôi kể với tôi rằng khi tôi tròn một tuổi ba phải ra chiến trận. Bởi lúc đó tôi còn quá nhỏ nên không thể nhớ rõ ba tôi trông như thế nào. Trong những tháng năm còn nhỏ tôi sống trong sự chở che, bao bọc của má tôi. Nghe má kể về ba tôi rất tự hào về ông một con người dũng cảm và anh hùng.

Năm tôi lên 8 tuổi ba tôi được nghỉ phép về thăm gia đình. Nghe được tin đó tôi mừng lắm nôn nóng ngày ngày trông ngóng ba. Từ xa tôi đã trông thấy dáng người đàn ông mặc áo lính đang đi về hướng nhà tôi. Thế nhưng trên mặt ông lại có vết sẹo dài. Ông ấy ôm chầm lấy tôi và nói “ba đây con”. Quá bất ngờ tôi sợ hãi chạy về phía má. Nhưng má lại vui sướng ôm chầm ông ấy và đối xử rất thân thiết. Không hiểu sao ông ấy là luôn ở trong nhà tôi và đối xử với tôi rất tốt. Nhưng ông ấy không phải ba tôi vì trên mặt ba tôi không có vết sẹo.

Có một hôm tôi hất văng cái trứng cá vào mặt ông ấy. Ông ta tức giận và đánh một cái và mông tôi rồi nói: “Sao mày cứng đầu quá vậy hả?”. Vì bị đánh đau nên tôi tức tối chạy về nhà bà ngoại kể bà nghe. Bà cười và kể lại cho tôi rằng trong thời gian chiến tranh khốc liệt diễn ra. Chia cắt nhiều nhiều thành viên trong gia đình và nhà tôi là một trong số đó. Chính chúng đã khiến cho mặt ba tôi có một vết sẹo dài như thế trên mặt. Giờ đây tôi mới biết lý do vì sao ba tôi lại có vết sẹo trên mặt. Lòng tôi trào dâng lên sự hối hận bởi tôi đã đối xử không phải với ông.

Hôm sau tôi trở về nhà, tôi như bị bỏ rơi, lạc lõng, bơ vơ. Ba không giận tôi, ông cũng không nhìn tôi bằng ánh mắt trĩu nặng, ba nói: “Thôi, ba đi nghe con!”. Khoảnh khắc đó tôi thốt lên một tiếng: “Ba”. Tiếng gọi thiêng liêng tôi giấu kín bao lâu nay, thời gian như dừng lại. Mọi người ai cũng ngỡ ngàng và bất ngờ, tôi chạy đến chỗ ba ôm chặt lấy ông không rời. Thế nhưng ba tôi phải lên đường vì nhiệm vụ nơi chiến trường.

Trước khi ba đi, ba hứa với tôi rằng lúc về sẽ mua cho tôi một chiếc lược. Tôi quệt nước mặt đồng ý rồi chào tạm biệt ông. Chiến tranh khiến con người ta sinh ly từ biệt đâu ai ngờ được rằng đó là lần cuối tôi gặp ba tôi. Trong một lần chiến đấu chống trả quân địch, ba bị kẻ thù bắn trọng thương và đã hi sinh. Người đồng đội của ba là bác Ba đã trao cho tôi kỷ vật là chiếc lược ngà có khắc dòng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Những dòng chữ yêu thương khắc lại được trao đến tay tôi khiến tôi lòng đau đớn bật khóc thành tiếng.

Đóng vai bé Thu kể lại truyện Chiếc lược ngà ( Mẫu số 2 )

Hôm trước tôi gặp lại bác Ba một người đồng chí của ba tôi nơi chiến trường khốc liệt. Bác đưa cho tôi kỷ vật là chiếc lược ngà như lời ba đã hứa với tôi trong ngày về. Chiến tranh khốc liệt đó đã khiến ba tôi không thể trở về. Tôi nhớ đến kỉ niệm ngày trước tôi gặp ba. Tự trách bản thân sao lại vô tình và hờ hững với ông như vậy.

Từ nhỏ tôi đã không biết mặt ba như nào cũng chưa từng gặp ông. Tôi chỉ thấy ông qua những bức hình chụp cùng má để hình dung ra ông. Một ngày tôi đang vui chơi. Có một người đàn ông lạ mặt đến trước nhà và nói rằng là ba tôi rồi gọi tên tôi. Tôi vừa bất ngờ ngạc nhiên vừa sợ hãi bởi trên mặt ông ấy có vết thẹo khá dài. Tôi chạy vào nhà vừa chạy vừa gọi má tôi.

Trông thâm tâm của tôi ông là một người xa lạ. Trong những ngày ba ở nhà tôi đã đối xử không tốt với ông ngăn cản ông không được ngủ với má tôi. Tôi cũng không nghe lời ông khi ông bảo trông nồi cơm. Và nói trống không khi mời ba ăn cơm. Tôi nhất định không gọi ông là ba. Ông gắp cho tôi thức ăn nhưng tôi đã không thích và hất đi. Ông tức giận và đánh tôi. Tôi tức tối khóc lóc chạy về nhà bà ngoại vừa khóc vừa kể bà nghe.

Đêm hôm đó bà ngoại đã giải thích cặn kẽ cho tôi lý do vì sao có vết thẹo trên mặt của ba. Bà nói rằng đó là do chiến tranh khốc liệt do bọn địch đã làm mặt ba tôi bị như thế. Tôi cảm thấy có lỗi với ông rất nhiều, hôm sau tôi trở về nhà nhưng không đủ để gọi lên tiếng ba. Đến khi ông sắp quay lại chiến trường tôi mới òa khóc gọi ông. Tôi khóc nũng nịu trong lòng ba không cho ba đi. Thế nhưng vì nhiệm vụ nơi chiến trường nên ba không thể không đi. Ba hứa với tôi ngày trở về sẽ tặng tôi chiếc lược ngà.

Đến ngày hôm nay cầm món quà ba tặng tôi trên tay tôi cảm thấy rất buồn và nhớ ông. Tôi cảm thấy có lỗi rất nhiều với ông vì những suy nghĩ non nớt trẻ con khiến ba buồn. Dù ba không còn nữa nhưng tình cảm thiêng liêng ba dành cho tôi. Tất cả đã gói ghém lại trong món quà ba dành tặng tặng tôi là chiếc lược ngà.

Trên đây là giới thiệu khái quát về tác giả tác phẩm truyện ngắn “Chiếc lược ngà”. Cùng với đó là các bài mẫu về đề bài “Đóng vai bé Thu kể lại truyện Chiếc lược ngà“. Hy vọng những kiến thức trong bài viết “Đóng vai bé Thu kể lại câu chuyện Chiếc lược ngà” mà chúng tôi chia về cách sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.

Văn Học Lớp 9 -