Đặc sắc nội dung và nghệ thuật “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” trong chương trình Ngữ văn 9.

Nội dung và nghệ thuật “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có những nét đặc sắc rất riêng. Cả bài thơ toát lên tinh thần lạc quan trước gian lao hiểm nguy của người lính Trường Sơn. Đó còn là khí phách ngang tàng của người lính, là tinh thần chiến đấu quả cảm không gì cản nổi. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm trong bài viết dưới đây nhé.

Ý nghĩa đặc sắc nội dung “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Ý nghĩa đặc sắc nội dung “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Contents

Giới thiệu tác giả và tác phẩm

Tác giả Phạm Tiến Duật

Phạm Tiến Duật (1941 – 2007) sinh ra tại Phú Thọ trong một gia đình có truyền thống nho giáo. Cha ông là nhà giáo giảng dạy tiếng Hán và cả tiếng Pháp. Sau khi tốt nghiệp, ông quyết định nhập ngũ và chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn. Cũng chính giai đoạn này đã thức tỉnh hồn thơ Phạm Tiến Duật để ông sáng tác nên những vần thơ để đời. Đem đến cho nền thơ ca cách mạng của nước nhà những tác phẩm vô cùng giá trị.

Cuộc chiến đấu máu lửa đã giúp ông trưởng thành và có một hồn thơ sâu sắc. Trong đó ta thấy cả sự tinh nghịch của người lính trẻ. Các tập thơ nổi tiếng nhất của ông là “Nhóm lửa”, “Ở hai đầu núi”, “Vầng trăng quầng lửa”…

Tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là bài thơ trích từ tập “Vầng trăng, quầng lửa” của tác giả Phạm Tiến Duật. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ là giai đoạn kháng chiến chống Mĩ diễn ra vô cùng ác liệt và cam go. Tuy nhiên bất chấp hiểm nguy và mưa bom bão đạn, những chuyến xe tiếp tế vẫn nối đuôi nhau trên tuyến đường Trường Sơn vì miền Nam thân yêu.

Bố cục tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Bài thơ được chia ra làm 3 phần với cách phân chia bố cục như sau:

Ý nghĩa tiêu đề bài thơ

Tác phẩm gây ấn tượng ngay từ tiêu đề bài thơ dài tới 8 chữ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Đây là nét độc đáo giúp khái quát nội dung của toàn bài. Đồng thời cũng khơi gợi trí tò mò ở người đọc với cụm từ “xe không kính”. Đặt trong hoàn cảnh sáng tác bài thơ, “xe không kính” càng phản ánh một hiện thực của chiến trường khốc liệt. Tuy nhiên khốc liệt là vậy, người lính vẫn làm thơ. Đây là một tinh thần lạc quan bất chấp hiểm nguy và ý chí chiến đấu kiên cường mãnh liệt.

Nội dung và nghệ thuật “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Nội dung chính của tác phẩm

Bài thơ khắc họa hình ảnh “chiếc xe không kính” để từ đó làm nổi lên hình tượng những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn lạc quan, dũng cảm và có tinh thần chiến đấu mãnh liệt, bất chấp mọi hiểm nguy cho mục tiêu giải phóng miền Nam. Giữa cuộc chiến đầy khó khăn, gian khổ mà người lính vẫn lạc quan về niềm tin chiến thắng.

Nghệ thuật của tác phẩm

Trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, tác giả Phạm Tiến Duật đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc:

Phân tích chi tiết nội dung và nghệ thuật “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Hình ảnh chiếc xe không kính

Hai câu đầu giới thiệu hình ảnh chiếc xe không kính và giải thích nguyên nhân. Điệp từ “không” kết hợp với loạt động từ mạnh là “giật”, “rung” đã tái hiện chân thực chiến trường ác liệt với mưa bom bão đạn. Đạn bom đã khiến kính trên xe vỡ vụn. Nhưng có lẽ không chỉ có vậy. Câu thơ gợi lên hình ảnh một chiếc xe với nhiều vết trầy xước, móp méo, chiếc xe đã cùng người lính vào sinh ra tử bao lần không kể xiết. Những từ ngữ ở các câu thơ sau như “không mui xe”, “không đèn”, “thùng xe có xước” đã thể hiện rõ điều này.

Có thể nói với những người lính lái xe Trường Sơn trong những năm chống Mĩ thì hình ảnh chiếc xe không kính đã trở nên vô cùng quen thuộc. Tuy nhiên qua hồn thơ Phạm Tiến Duật, “chiếc xe không kính” mới trở thành một hình tượng văn học bất hủ và độc đáo đến vậy.

Hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn

“Ung dung…như ùa vào buồng lái”: Đảo ngữ thể hiện hình ảnh người lính lái xe với tư thế “ung dung” đầy hiên ngang khí phách. Biện pháp nhân hóa “gió vào xoa”, “con đường chạy” và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “mắt đắng” đã khắc họa không thể chân thực hơn cảm nhận của người lính lái xe.

“Không có kính…mau khô thôi”: Giữa chiến trường máu lửa với bụi bay, mưa tuôn xối xả, gió thổi nhưng người lính vẫn lạc quan một thái độ “ừ thì”. Vượt lên trên những khó khăn là một tâm thế ngang tàng, thái độ mặc kệ. Tinh thần chiến đấu sục sôi chính là động lực để người lính vượt qua khó khăn.

“Bếp Hoàng Cầm” hiện lên khiến khung cảnh trở nên dịu lại. Giờ đây chỉ còn tình đồng chí đồng đội thắm thiết. Những người lính lái xe như một gia đình, “chung bát chung đũa”, gắn bó thân tình thật đáng quý biết báo.

Sau bao nhiêu hiểm nguy, vượt qua bao chặng đường gian nan, những chiếc xe không kính giờ đây còn “không đèn”, “không mui xe”, “thùng xe có xước”. Tuy nhiên các chiến sĩ vẫn hiên ngang tiến lên với tâm niệm “xe chạy vì miền Nam phía trước”.

Trên đây là một vài phân tích về nội dung và nghệ thuật “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Mong rằng bài viết sẽ là tư liệu hữu ích cho các em học sinh khi học bài trên lớp.

Văn Học Lớp 9 -