Tóm tắt truyện và ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh
Tìm hiểu cách tóm tắt truyện Sơn Tinh Thủy Tinh và ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh trong chương trình học tập Ngữ Văn lớp 6.
Để có thể nắm bắt được nội dung về ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh và tóm tắt truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, các em học sinh cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới.
Contents
Tóm tắt truyện Sơn Tinh Thủy Tinh ( Mẫu số 1 )
Trong đời Vua Hùng thứ 18 có người con gái nổi tiếng xinh đẹp, tài giỏi có tên là Mị Nương. Đến tuổi lấy chồng, có hai chàng trai đến và cầu hôn công chúa, cả hai người họ đều tài giỏi và xuất chúng hơn người.
Một người tên là Sơn Tinh, sống ở núi Tản Viên đồng thời là một vị thần của vùng núi. Người kia tên là Thủy Tinh,đến từ vùng biển cả. Hai chàng trai đều có những tài nghệ riêng biệt. Điều này cũng một phần làm khó cho Vua Hùng không biết chọn ai. Vua nghĩ ra điều kiện rằng sẽ thực hiện theo yêu cầu lễ vật,nếu một trong hai chàng trai hôm sau ai đến trước sẽ được lấy công chúa Mị Nương làm vợ.
Các lễ vật mà đức vua yêu cầu, đối với Sơn Tình rất dễ tìm, thế nhưng ngược lại Thủy Tinh vì ở dưới biển nên phải tốn nhiều thời gian hơn mới tìm đủ lễ vật. Đến hẹn, Sơn Tinh đã đến trước Thủy Tinh rước Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau, không chấp nhận làm người thua cuộc, bèn nổi giận hô mưa gọi gió cướp Mị Châu về bên mình cho bằng được.
Thủy Tinh cho dâng nước sông lên cao, làm cho thành Phong Châu đã ngập trong nước. Thế nhưng, Sơn Tinh cũng tài nghệ không kém khi dùng sức mạnh bốc từng quả đồi, dời dãy núi, rồi cho đắp thành và dựng lũy ngăn dòng lũ. Sơn Tinh và Thủy Tinh chiến đấu ác liệt, đến cuối cùng Thủy Tinh cũng đành rút lui quay trở về vì không còn đủ sức trụ lại.
Mối thù này Thủy Tinh không quên, hằng năm hô mưa gọi gió tạo thành dòng lũ khắp nơi, nhằm để trả thù Sơn Tinh nhưng kết quả đều thất bại.
Tóm tắt truyện Sơn Tinh Thủy Tinh ( Mẫu số 2 )
Ngày xưa, ở đời vua Hùng Vương thứ 18, đức vua có một người con gái xinh đẹp, tính cách dịu dàng, lại thùy mị và nết na có tên là Mị Nương. Đức vua mong muốn tìm được một chàng rể yêu thương, chăm sóc cho con gái.
Nghe tin vua kén rể, hai vị thần hùng dũng có tên là Sơn Tinh và Thủy Tinh đến diện kiến trước đức vua. Cả hai chàng trai đều có tài nghệ riêng biệt hiếm có. Vua Hùng phân vân, vì chỉ có thể chọn một người làm rể nên bèn yêu cầu lễ vật, nếu ai đến trước và mang theo đầy đủ lễ vật sẽ được rước Mị Nương về làm vợ.
Ưu thế lễ vật thuộc về Sơn Tinh và Sơn Tinh cũng đã đến trước để rước Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương đem lòng thù hận Sơn Tinh liền nổi giận, đem quân đánh Sơn Tinh giành lại công chúa.Hô mưa gọi gió, nước dâng ngày một cao nhưng Sơn Tinh sức mạnh cũng không kém cạnh khi nước dâng lên bao nhiêu thì núi dâng lên bấy nhiêu. Sơn Tinh và Thủy Tinh đánh nhau ác liệt trong một thời gian dài. Cuối cùng Thủy Tinh đành rút lui về biển cả.
Mối thù ấy vẫn chưa bao giờ nguôi, khi cứ mỗi năm Thủy Tinh vẫn tạo mưa to gió lớn, gây lũ lụt để đánh Sơn Tinh, nhưng sức cùng lực kiệt đều thất bại trước Sơn Tinh.
Tóm tắt truyện Sơn Tinh Thủy Tinh ( Mẫu số 3 )
Truyền thuyết kể rằng ở thời vua Hùng Vương thứ 18, đức vua có cô con gái xinh đẹp, nết na. Đến tuổi lấy chồng, công chúa vẫn chưa tìm ra được người ưng ý. Nhà vua phải tổ chức kén rể cho con gái, mong muốn tìm được một chàng trai yêu thương hết lòng và quan tâm công chúa.
Trong số tất cả các chàng trai, thì Sơn Tinh và Thủy Tinh là hai người khiến nhà vua ưng ý nhất, bởi tài nghệ xuất chúng của cả hoa quả thật khiến mọi người ngạc nhiên. Cả hai thi nhau trổ tài với nhà vua, Thủy Tinh vị thần của biển cả thì kêu gọi gây sấm sét, gió thổi, mây đen, bốn bề tối tăm. Còn Sơn Tinh vị thần của núi rừng, sử dụng phép dời từng ngọn núi, phá rừng, lấy đất chặn dòng nước đang dâng lên cao.
Tài năng và bản lĩnh của hai chàng trai khiến nhà vua khó xử không biết nên chọn ai.Nên nhà vua bèn ra yêu cầu về lễ vật cùng điều kiện nếu ngày mai ai đến sớm trước nhất sẽ được lấy Mị Nương làm vợ. Đến hẹn, Sơn Tinh đến trước với đầy đủ lễ vật là voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Sơn Tinh rước công chúa về làm vợ.
Thủy Tinh đến muộn hơn Sơn Tinh một bước, không lấy được công chúa, liền hô mưa, gọi gió, trời đất tối tăm, nước dâng lên cao để cướp lấy Mị Nương. Tuy nhiên, Thủy Tinh cho nước dâng lên bao nhiêu cho núi dâng lên bấy nhiêu.sức lực cạn kiệt, Thủy Tinh cùng quân lính rút lui.
Hàng năm, để trả mối thù ngày ấy,Thủy Tinh vẫn cho đem quân tiến đánh Sơn Tinh, nhưng vẫn đều chấp nhận thất bại mà trở về.
Tóm tắt truyện Sơn Tinh Thủy Tinh ( Mẫu số 4 )
Ở đời vua Hùng Vương thứ 18, ông có một người con gái xinh đẹp, dịu dàng được ông hết mực yêu quý. Đến độ tuổi kết hôn, Nhà vua muốn chọn chàng rể không chỉ tài giỏi mà phải hiền lành, đức độ nên đã mở hội kén rể. Có rất nhiều chàng trai từ khắp nơi tham gia tuyển chọn nhưng không ai làm công chúa và nhà vua hài lòng. Trong số rất nhiều người ấy, có hai chàng trai vào ứng tuyển, một người là vị thần của núi rừng Sơn Tinh và một người là vị thần của biển cả tên Thủy Tinh. Mỗi người đều có cho mình tài nghệ riêng không ai giống ai, Sơn Tinh thì dời núi, lấp biển còn Thủy Tinh hô mưa, gọi gió. Quá tài năng và đặc biệt làm nhà vua khó xử không biết chọn ai làm rể, đành ra quy định sắm đủ sính lễ đến vào sáng mai, ai đến trước thì sẽ được lấy Mị Nương về làm vợ. Những lễ vật mà nhà vua yêu cầu Sơn Tinh tìm thấy một cách dễ dàng, chàng rước Mị Nương về núi.
Thủy Tinh đến sau không cưới được công chúa tức giận không ngừng, hô mưa, gọi gió khiến lũ lụt khắp nơi, Sơn Tinh thấy vậy liền thì cho núi lên cao chặn nước biển của Thủy Tinh. Thất thế hơn Sơn Tinh, Thủy Tinh đành rút lui.
Mối thù hàng năm vẫn mãi không quên Thủy Tinh dâng nước tấn công nhưng đều thảm bại.
Ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là câu chuyện của dân gian kể về những hiện tượng thiên nhiên, thiên tai, lũ lụt, bão lũ xảy ra trong cuộc sống con người. Truyện nói về hai nhân vật chính là Sơn Tinh, Thủy Tinh muốn cưới Mỵ Nương về làm vợ, nên đến tham gia tuyển chọn buổi kén rể, nhưng Thủy Tinh đến muộn làm kẻ thua cuộc không lấy được công chúa nên xảy ra cuộc giao tranh.Trong cuộc giao chiến tranh giành vợ với Sơn Tinh đó, xuất hiện nhiều những yếu tố kì ảo, tưởng tượng.
Sơn Tinh là vị thần của núi rừng núi , có thể di dời những ngọn núi để ngăn cản dòng nước dâng lên. Nếu nước dâng lên bao nhiêu thì Sơn Tinh ngay lập tức cho nâng núi lên bấy nhiêu. Hình ảnh của Sơn TInh chính là đại diện cho những nhân dân xưa với mong ước và khát vọng cai trị thiên nhiên.
Còn Thủy Tinh là vị thần của biển cả có khả năng hô phong hoán vũ, Thủy Tinh chính là hình ảnh đại diện cho những hiện tượng thiên nhiên như mưa bão, lũ lụt hằng năm ở nhiểu nơi, nó đe dọa đến tính mạng con người .
Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là truyền thuyết có mang nhiều yếu tố kì ảo, tưởng tượng. Câu chuyện nhằm giải thích cho những hiện tượng thiên nhiên xuất hiện cho đến hiện nay, bên cạnh đó cũng thể hiện ước mơ, khát khao chiến thắng thiên nhiên của ông cha ta ngày trước.
Qua các bài hướng dẫn tóm tắt Sơn Tinh Thủy Tinh và nêu ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh, các em tham khảo và nắm bắt được kiến thức bài học thật tốt, Chúc các em vận dụng và làm bài tập thật tốt.
Văn Học Lớp 6 -