Thuyết minh về cách làm bánh chưng ngày Tết hay và đơn giản

Thuyết minh về cách làm bánh chưng vô cùng đơn giản khi bạn đọc hết bài viết này, trong bài viết sẽ có dàn ý và bài văn mẫu tham khảo.

Thuyết minh về cách làm bánh chưng ngày Tết

Thuyết minh về cách làm bánh chưng ngày Tết

Contents

Dàn ý thuyết minh về cách làm bánh chưng

Mở bài

Dẫn dắt giới thiệu chung về chiếc bánh chưng.

Ví dụ: Bánh chưng thường được ăn vào dịp Tết Nguyên Đán, đây là một món ăn cổ truyền quen thuộc trong ẩm thực của người Việt Nam…

Thân bài

Nêu ra nguồn gốc của chiếc bánh chưng

Về đặc điểm của một chiếc bánh chưng

Nguyên liệu

  1. Vỏ bên ngoài của bánh chưng gồm có: lá dong tươi mới, buộc (gói) bằng lạt giang.
  2. Vỏ bánh: có gạo nếp thơm ngon, nhiều gia đình sử dụng nếp nương hoặc là nếp cái hoa vàng.
  3. Nhân bánh bên trong lớp nếp:đậu xanh tách sạch vỏ màu vàng và thịt lợn tươi.
  4. Về gia vị: sử dụng muối, hạt tiêu, đường, bọt ngọt.
  5. Phụ gia tạo màu đi kèm.

Quy trình làm nên một chiếc bánh chưng

Để làm nên một chiếc bánh chưng vuông đẹp đòi hỏi người gói phải có một đôi bàn tay khéo léo.

Có hai cách để gói bánh chưng: 

Các bước làm bánh như sau:

Cách bảo quản bánh chưng

Ý nghĩa mà bánh chưng mang lại

Kết bài

Bài văn mẫu thuyết minh về cách làm bánh chưng

Bánh chưng là món ăn cổ truyền quen thuộc đối với mọi gia đình Việt vào dịp Tết Nguyên Đán. Với nhiều người dân, hình ảnh bánh chưng là biểu tượng của sự no ấm, đủ đầy trong năm mới. Cho đến ngày nay, cứ vào mỗi dịp giao thừa rất nhiều gia đình lại cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng.

Bánh chưng được biết đến qua câu chuyện “ Bánh chưng, bánh Giầy” ra đời vào đời vua Hùng thứ 6. Từ đây bánh chưng được lưu truyền và gìn giữ như một món ăn ẩm thực không thể thiếu của người Việt Nam.

Dù có qua bao nhiêu thế hệ đi chăng nữa thì hình thức về cách làm nên một chiếc bánh chưng bao đời vẫn không có gì thay đổi.

Nguyên liệu gồm có gạo nếp thơm ngon, nhiều gia đình sử dụng nếp nương hoặc là nếp cái hoa vàng, lá dong tươi, thịt lợn, nhiều gia đình sẽ mua thịt nạc hoặc thịt ba chỉ sau đó băm nhỏ cho thêm vào tiêu, bột ngọt, đường. đậu xanh sạch vỏ màu vàng.

Cuối cùng, nguyên liệu không thể thiếu trong quy trình gói bánh chưng đó là lá dong gói bên ngoài. Khi mua phải lựa chọn những chiếc lá dong tươi, mới, màu xanh đậm. Sau khi mua về phải cắt bỏ cuống và rửa sạch. Về công đoạn gói bánh đòi hỏi người làm phải thật tỉ mỉ và khéo léo, cẩn thận mới tạo nên chiếc bánh chưng đẹp. Bên trong chiếc bánh chưng được bao bọc bởi phần nhân thịt và đậu xanh thơm ngon.Bên ngoài nhân là gạo nếp. Để cố định bánh, người làm phải chuẩn bị lạc giang để gói bánh chưng cho thật chắc chắn và không bị tuột.

Sau công đoạn gói bánh, người làm chuyển sang bước nấu bánh. Để nấu được chiếc bánh chưng thơm ngon, dẻo mềm thì bánh chưng phải được nấu với ngọn lửa từ củi khô. Chuẩn bị một nồi lớn với 100 lít nước, sau đó cho bánh chưng vào, chờ đợi  trong thời gian là 8-10 tiếng.

Bánh chưng là loại bánh cổ truyền không thể thiếu trong ngày Tết của mỗi gia đình Việt. Nếu thiếu bánh chưng trong ngày quan trọng này, dường như không còn ý nghĩa gì, vì vậy bất cứ ai đến chơi nhà người Việt vào ngày Tết cũng đều sẽ bắt gặp hình ảnh bánh chưng Không những vậy, bánh chưng còn là hình ảnh để ca ngợi nên giá trị của những hạt gạo- hạt ngọc trời và nền văn minh lúa nước.

Một số đoạn văn thuyết minh về bánh chưng

Đoạn văn thuyết minh về cảnh gói bánh chưng

Hương vị của chiếc bánh chưng rất khó quên, bởi sự thơm ngon, dẻo dai vốn có của chiếc bánh chưng. Để làm nên một chiếc bánh chưng thoạt nhìn tưởng dễ nhưng lại tốn khá nhiều công sứ. Các khâu từ bước chọn nguyên liệu, quy trình làm bánh và nấu bánh chưng đều phải được thực hiện một cách kỹ lưỡng. Lựa chọn lá dong gói bánh phải là những lá to, màu xanh mướt, tươi. Nguyên liệu để gói bánh bao gồm gạo nếp nương hoặc là nếp cái hoa vàng, thịt lợn tươi, đậu xanh sạch vỏ màu vàng,gia vị đi kèm là hạt tiêu, đường, hành…Tiếp đến là công đoạn gói bánh. Ngày trước, ông bà ta thường dùng tay không để gói bánh, để bớt vất vả hơn ngày này người ta sẽ thường dùng khuôn gỗ sẵn có để chiếc bánh làm ra được nhanh hơn đẹp hơn. Sau đó, người làm đổ một bát gạo nếp vào, cho nhân thịt đã được xay và nêm nếm vào cùng với đậu xanh và thêm một bát gạo nữa. Người nói sẽ dùng lạc để cố định cho chiếc bánh thêm chắc chắn.Để đến quá trình luộc bánh, phải chuẩn bị một nồi nước to 100 lít, sau đó sẽ xếp những lá dong dư xuống đáy nồi rồi mới xếp bánh vào. Bánh được ngon thơm đúng vị, phải luộc bánh bằng bếp củi và thường xuyên đổ nước để không bị cháy. Khi luộc đủ thời gian từ 8-10 tiếng thì vớt bánh ra ngoài, dùng vật nặng đề lên, ép cho nước bánh chảy ra bên ngoài hết rồi đem treo lên nơi khô ráo.

Đoạn văn về ý nghĩa của bánh chưng

Hình ảnh bánh chưng dường như đã trở nên quá quen thuộc đối với người dân Việt Nam vào mỗi dịp Tết cổ truyền.Cho đến ngày nay, nó mãi là món ăn được cúng giỗ ông bà vào mỗi khi Tết đến Xuân về. Không những vậy, bánh chưng còn là biểu tượng cho hạt ngọc trời và văn minh lúa nước của người Việt. Nhớ những ngày vào chiều 30 Tết, nhà nhà đều quây quần bên nhau để cũng gói những chiếc bánh đẹp đẽ và ngon lành. Mặc dù ngày nay, hơi khó để có thể bắt gặp được hình ảnh này bởi con người dường như đã trở nên quá bận rộn với công việc. Thế nhưng, chiếc bánh chưng vẫn là món ăn ẩm thực không thể thiếu vào dịp Tết Nguyên Đán.

Qua những thông tin về dàn ý, bài văn mẫu, ý nghĩa của bánh chưng. Chắc hẳn, các bạn đã biết cách thuyết minh về cách làm bánh chưng phải không nào, xin chúc các bạn học tốt và đặc biệt biết cách thuyết minh và gói được bánh chưng nha.

Văn Học -