Nội dung và nghệ thuật của bài thơ Qua đèo ngang
Tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Qua đèo ngang từ tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật, thể thơ, bố cục, hoàn cảnh sáng tác chi tiết.
Trong ngữ văn lớp 7 có bài thơ Qua đèo ngang của bà huyện Thanh Quan. Đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn về nội dung cũng như cách sử dụng nghệ thuật hiệu quả.
Bài thơ Qua đèo ngang của bà huyện Thanh Quan là một bài thơ ngụ tình rất hay và độc đáo. Chúng mang nhiều tâm sự của con người. Tóm tắt nội dung và nghệ thuật của bài thơ Qua đèo ngang ngay sau đây.
Contents
Giới thiệu qua tác giả
Bà huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh. Bà sinh năm 1805 và mất vào năm 1848. Bà được coi là một trong những nhà thơ nổi tiếng trong giai đoạn cận đại của văn học nước nhà. Quê bà tại huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây tại thành phố Hà Nội. Bà để lại nhiều tác phẩm bằng chữ Nôm và thể thơ Đường luật. Bà có khá nhiều các tác phẩm thơ nổi tiếng như: Qua chùa Trấn Bắc, Qua Đèo Ngang hay Chiều hôm nhớ nhà,….
Dương Quảng Hàm từng nhận xét rằng: Thơ Nôm của bà chủ yếu tả cảnh, tỏ tình. Là người có học thức nghĩ đến nhà, đến nước. Lời văn trang nhã và rất điêu luyện.
Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Qua đèo ngang
Tác giả làm bài thơ này khi đang đi xa nhà vào Huế để nhận chức theo lệnh của nhà vua. Khi tác giả đi qua đèo Ngang, đây là con đèo nằm giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Bà dừng lại đó nghỉ ngơi và viết nên bài thơ này. Bài thơ Qua đèo Ngang cho thấy được sự hoang vắng bà khung cảnh u buồn. Bên cạnh đó là những nỗi buồn và nhớ quê hương của tác giả.
Nội dung của bài thơ Qua đèo ngang
Bài thơ này thể hiện được tâm trạng cô đơn và nỗi hoài cổ của tác giả trước cảnh vật nơi đèo Ngang. Qua đó còn thể hiện được sự yêu mến non sông đất nước của tác giả. Cảnh vật trên đèo của tác giả mô tả vô cùng tiêu điều và hoang sơ. Qua đó cũng nói lên nỗi buồn cô đơn của nhà thơ.
Bố cục của bài thơ Qua đèo ngang
Bài thơ này được chia bố cục làm bốn phần:
- Phần 1 (2 câu đề): nói về cảnh vật đèo Ngang qua một góc nhìn chung.
- Phần 2 (2 câu thực): Hoạt động của con người nơi Đèo Ngang
- Phần 3 (2 câu luận): Tâm trạng chất chứa bao nỗi buồn của tác giả.
- Phần 3 (2 câu kết): nỗi cô đơn và trống vắng trong lòng tác giả.
Thể thơ của bài thơ Qua đèo Ngang
Thể thơ trong bài thơ này là thể thất ngôn bát cú Đường luật vần trắc. Đây là một thể thơ khá phổ biến trong thời bấy giờ.
Nghệ thuật của bài thơ Qua đèo Ngang
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát với tâm trạng buồn và sâu lắng. Bút pháp tả cảnh ngụ tình được tác giả sử dụng trong bài. Nghệ thuật ẩn dụ được sử dụng và ẩn bên trong các biện pháp nghệ thuật như đảo trật tự cú pháp, phép đối xứng. Không chỉ thế còn có lối chơi chữ hay sử dụng các từ láy,….
Bài thơ Qua đèo Ngang còn sử dụng nghệ thuật đối như: nhớ với thương; nước với nhà hay đau lòng với mỏi miệng. Việc đối ý thể hiện qua tâm trạng của chính nhà thơ. Đối thanh, lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa cũng được bà huyện Thanh Quan sử dụng. Đó là cuốc cuốc với quốc, đất nước với gia gia với nước nhà.
Đây là một bài thơ hay và độc đáo của bà huyện Thanh Quan. Bài thơ thể hiện nỗi buồn, hoài cảm của tác giả. Chúng được nhà thơ thể hiện nhiều biện pháp nghệ thuật và cách sử dụng từ ngữ một các tinh tế và tài tình.
Trên đây là tóm tắt về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Qua đèo ngang. Hy vọng các bạn sẽ hiểu sâu hơn về bài thơ và các nghệ thuật được sử dụng.
Văn Học Lớp 7 -