Nội dung và đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Tập “Thơ điên” là tập thơ nổi tiếng của Hàn Mặc Tử. Trong đó có bài “Đây thôn Vĩ Dạ”. Bài viết bên dưới sẽ nêu lên nội dung và đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong thơ Hàn Mặc Tử. Trong bài thơ này thể hiện được rõ giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật bài Đây thôn Vĩ Dạ. Qua đó nói lên được tình yêu với thiên nhiên với quê hương đất nước cùng những khát khao của nhà thơ.
Contents
Giới thiệu tác giả, tác phẩm nêu bố cục bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới. Ông là một nhà thơ rất tài hoa nhưng lại bạc mệnh, ông mất sớm vì bệnh tật. Thơ của ông được người đời đánh giá rất cao bởi sự kì lạ và độc đáo của chúng. “Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ được sáng tác vào năm 1938. Sau này chúng được đưa vào tập “Thơ Điên”( về sau đổi thành Đau thương). Bài thơ này được cho rằng lấy cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái ở làng Vĩ Dạ. Ngôi làng nằm ngay bên sông Hương.
Dựa vào nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật trong thơ mà bài thơ được chia làm 3 khổ thơ:
- Khổ 1: Nội dung nói về hình ảnh vườn thôn Vĩ Dạ hiện lên trong tâm trí tác giả
- Khổ 2: Khổ thơ này nói về hình ảnh một đêm trăng sáng, sông nước nơi xứ Huế. Đồng thời nói lên tâm trạng của Hàn Mặc Tử
- Khổ 3: Trí tưởng tượng và nỗi hoài nghi hiện lên trong tâm trí của tác giả
Giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật bài Đây thôn Vĩ Dạ
Dưới đây nói lên nét độc đáo về nội dung và đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
Đặc sắc nội dung
Qua góc nhìn của Hàn Mặc Tử bức tranh thiên nhiên về làng Vĩ Dạ hiện lên giản dị biết bao. Gần gũi nhưng mơ hồ, có nét kì bí rất riêng của xứ Huế. Tuy là ba khổ thơ riêng biệt nhưng chúng lại kết hợp hòa quyện với nhau. Điều này giúp cho người đọc cảm nhận về con người và thiên nhiên nơi đây. Đặc biệt là hình ảnh cô gái làng Vĩ Dạ. Qua đó nói lên được cảm xúc tình yêu da diết mãnh liệt của nhà thơ. Bài thơ này là tình yêu với quê hương với con người xứ Huế. Đó cũng là khát khao sống của nhân vật trữ tình ẩn sau mỗi đoạn thơ.
Đặc sắc nghệ thuật
Với cách sử dụng ngôn từ trong sáng và gần gũi và gợi hình, gợi cảm. Tả cảnh được kết hợp với nhiều hình ảnh tượng trưng. Tất cả mang đến nét riêng và độc đáo trong thơ. Tác giả sử dụng nhiều câu hỏi tu từ cùng với đó là giọng thơ tha thiết. Mỗi khổ thơ trong bài đều ẩn chứa những tâm tư cảm xúc và tình cảm của nhân vật trữ tình. Tuy không theo một thứ tự nhất định nào. Nhưng bài thơ vẫn phù hợp với dòng cảm xúc tâm tư của tác giả.
Trong từng khổ thơ thể hiện được nội dung và đặc sắc nghệ thuật riêng
Nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật bài Đây thôn Vĩ Dạ được thể hiện rõ qua từng khổ thơ.
Khổ thơ đầu
Trong câu thơ đầu tiên: “ Sao anh không về chơi thôn Vĩ” tác giả sử dụng câu hỏi tu từ. Nó như lời mời gọi tha thiết đồng thời là lợi tự trách chính bản thân mình. Khi đọc xong câu đầu ai cũng đều đọng lại trong lòng nỗi da diết.
Vẻ đẹp của hàng cau và ánh nắng lấp lánh thể hiện qua nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ. Đó là “nắng hàng cau” hay “xanh như ngọc”. Tất cả làm hiện lên được hình ảnh ấm áp và rất lãng mạn. “Xanh ngọc” là chỉ sự tươi mới của một khu vườn. Chúng như một viên ngọc khổng lồ to lớn mạnh mẽ vui vẻ và tràn đấy sức sống.
Câu thơ: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” có nhiều cách hiểu khác nhau. Đó có thể là hình ảnh cô gái Huế dịu dàng. Cũng có thể đó là hình ảnh mà thi sĩ bắt gặp được khi lén trở về thôn.
Khổ thơ thứ 2
Biện pháp điệp cấu trúc câu được sử dụng trong câu thơ:“Gió theo lối gió, mây đường mây”. Gió, mây như tượng trưng cho sự chia ly mỗi người một nơi. “Dòng nước buồn thiu” sử dụng nhân hóa để thể hiện được rõ nét hơn tâm trạng của tác giả. Câu thơ “Có chở trăng về kịp tối nay?” sử dụng câu hỏi tu từ. Đó chính là lời hỏi tự lòng của tác giả. Sử dụng chúng nhằm nói lên nỗi buồn của tác giả. Ông buồn vì muốn ngắm được trăng nhưng lại khó nắm bắt và khá xa vời.
Khổ thơ thứ 3
Trong khổ thơ này câu thơ “Áo em trắng quá nhìn không ra” sử dụng nghệ thuật cực tả. Trăng đã tàn còn lại đây một mình thi sĩ ôm nỗi niềm thương nhớ đến người mình yêu. “Trắng quá” sử dụng lỗi miêu tả cực phóng đại. Câu hỏi tu từ: “Ai biết tình ai có đậm đà?” là lời bộc bạch của chính nhà thơ. Kết hợp đại từ phiếm chỉ “ai” cùng với câu hỏi tu từ. Tất cả làm cho lời bộc bạch đó càng khó khăn hơn trong việc xác định.
Trên đây khái quát lại giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật bài Đây thôn Vĩ Dạ. Qua đó cho ta hiểu hơn về nét độc đáo trong thơ của Hàn Mặc Tử. Chúc các bạn học tốt môn ngữ văn!
Văn Học Lớp 11 -