Dàn ý nghị luận về lòng biết ơn chi tiết được tuyển chọn
Dàn ý nghị luận về lòng biết ơn chi tiết đã được kiểm duyệt sau, sẽ giúp các em học sinh làm bài văn nghị luận xã hội về lòng biết ơn dễ dàng.
Nghị luận xã hội về lòng biết ơn là dạng đề thường xuyên gặp trong ngữ văn cấp THCS. Tuy nhiên, nhiều em học sinh vẫn chưa biết cách triển khai ý để có một bài viết hoàn chỉnh. Dưới đây là dàn ý nghị luận về lòng biết ơn mà bạn có thể tham khảo. Hãy thêm một chút sáng tạo cá nhân vào bài viết để nó trở nên sinh động hơn nhé.
Contents
Dàn ý nghị luận về lòng biết ơn
Mở bài
– Nêu lên vấn đề cần bàn luận.
– Trong cuộc sống, lòng biết ơn luôn là một phẩm chất cao đẹp góp phần hoàn thiện nhân cách của con người. Vậy lòng biết ơn là gì, chúng ta cần làm thế nào để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó?
Thân bài
Định nghĩa lòng biết ơn
– Là sự trân trọng tình cảm, luôn khắc ghi những công lao mà người khác đã giúp đỡ mình lúc gặp khó khăn. Lòng biết ơn vốn là một chuẩn mực văn hóa cao đẹp, có ý nghĩa sâu sắc góp phần giúp con người gắn kết, đến gần nhau hơn..
– Lòng biết ơn được biểu hiện ra sao, nêu các dẫn chứng
– Sự biết ơn được thể hiện qua từ rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống.
– Có rất nhiều ca dao, tục ngữ từ xưa ông cha ta để lại nói về lòng biết ơn.
– Trong mỗi gia đình Việt Nam đều có thờ cúng tổ tiên, đó là sự biết ơn đối với những người đã sinh thành, dưỡng dục chúng ta nên người.
– Ngày 27/7 hàng năm là ngày được tổ chức để tưởng nhớ công lao của những anh hùng liệt sĩ, thương binh có công với cách mạng. Những người hùng đã hy sinh xương máu, đánh đổi cuộc sống để bảo vệ Tổ quốc. Họ là những người góp phần rất lớn để chúng ta có được một cuộc sống hòa bình như hiện nay.
– Ngày 20-11 là ngày Nhà giáo Việt Nam. Là ngày được tổ chức để tri ân những thầy cô giáo đã dạy dỗ, giúp chúng ta trưởng thành mỗi ngày.
– Vì vậy lòng biết ơn được thể hiện qua ở nhiều khía cạnh của cuộc sống. Nó đã trở thành một phẩm chất đạo đức không thể thiếu trong mỗi con người
Mở rộng vấn đề về lòng biết ơn, nêu dẫn chứng
– Chỉ ra và lên án những con người có hành động bội tình bạc nghĩa, quên đi cội nguồn của mình.
– Có những câu ca dao tục ngữ nói về lòng biết ơn thì cũng có những câu nói về sự vong ơn bạc nghĩa.
Rèn luyện lòng biết ơn
– Để xứng đáng với cương vị là những chủ nhân tương lai của đất nước, ta cần phải tôn trọng và ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô giáo. Rèn luyện lối sống lành mạnh có đạo đức và tránh xa các tệ nạn xã hội.
– Lòng biết ơn không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn phải có hành động cụ thể để duy trì và phát huy nó. chúng ta phải biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp mà thế hệ cha ông đã để lại.
Kết bài
– Sâu trong ý thức của mỗi người dân Việt Nam, lòng biết ơn đã trở thành một chuẩn mực văn hóa. Như câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn” mà ông cha ta đã dạy, mỗi cá nhân chúng ta đều phải sống cho xứng với những người đã giúp đỡ, nuôi nấng ta nên người.
– Vì vậy hãy biết ơn và trân trọng những người đang ở quanh ta. Biết ơn cả những thất bại và cả những người làm ta tổn thương, bởi vì nhờ những điều không vui đó mà ta trưởng thành và học được cách tự đứng lên sau những lần vấp ngã và luôn luôn tiến về phía trước.
Trên đây là dàn ý nghị luận về lòng biết ơn mà bạn cần biết. Đây chỉ mới là phần xương sườn định hướng cho bài viết của bạn. Hãy cố gắng sử dụng vốn từ của mình để làm mới cho bài viết nhé.
- Xem thêm: Dàn ý nghị luận về lòng hiếu thảo chi tiết và hay nhất
Dàn ý nghị luận về lòng hiếu thảo chi tiết và hay nhất
Nghị luận suy nghĩ về những người không chịu thua số phận
Nghị luận về trang phục của học sinh hiện nay cực hay
Nghị luận lối sống có trách nhiệm hay nhất hiện nay
Nghị luận về tính trung thực của học sinh trong việc thi cử
Nghị luận về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay
Dàn ý bài văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội chi tiết