Lập dàn ý bài thơ Chiều tối (Mộ) dễ dàng và đơn giản
Các em học sinh đang không biết cách lập dàn ý bài thơ Chiều tối (Mộ) như thế nào, hãy đọc bài viết này ngay để biết cách lập dàn ý bài thơ Chiều tối.
Để giúp các em hoàn thành thật tốt môn Ngữ Văn, chúng tôi gợi ý cách lập dàn ý bài Chiều tối, kèm theo bài văn phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ).
Contents
Dàn ý bài thơ Chiều tối
I. Mở bài
Dẫn dắt: Dẫn dắt trực tiếp và dẫn dắt gián tiếp
Gợi ý cách dẫn dắt trực tiếp
Giới thiệu về tác giả:
Hồ Chí Minh không chỉ là một anh hùng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước Việt Nam mà còn là một nhà thơ lớn với nhiều tác phẩm giá trị để lại cho đời.
Sự nghiệp văn chương, thơ ca của Hồ Chí Minh để lại cực kỳ đồ sộ và phong phú.
Giới thiệu tác phẩm:
Bài thơ Chiều tối (Mộ) được trích trong tập thơ “Nhật Kí trong tù” của Người
Nội dung của tác phẩm ca ngợi tình yêu thiên nhiên cũng như tấm lòng cao cả của Bác.
II. Thân bài
1. Hai câu đầu
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Vân mạn mạn độ thiên không”
Hai câu thơ đầu tiên gọi mở ra một khung cảnh chiều tối, xuất hiện là hình ảnh về “quyện điểu” cánh chim mãi bay tìm về nơi trú ngụ. Không những vậy, đến với câu thơ thứ hai là hình ảnh của những đám mây trôi lơ lửng trên bầu trời về nơi cuối trời.
Chỉ với hai câu thơ đầu, nhưng Hồ Chí Minh đã tạo nên một không gian bao la rộng lớn, bình yên tựa mây trôi.
Gợi một buổi chiều tà hiu hắt, ánh nắng chỉ còn le lói phía chân trời.
Hình ảnh cánh chim mải miết bay trên bầu trời như dáng vẻ của sự chăm chỉ nhưng cũng đầy mỏi mệt sau ngày tháng rong ruổi.
Hồ Chí Minh đặc tả sự trôi hững hờ của những áng mây lững lờ như gợi lên những hình ảnh buồn bã cô đơn của sự lẻ loi, một mình trôi trong vô định.
Không đơn giản mà Bác chỉ tự nhiên lấy hai hình ảnh cánh chim và đám mây một cách vô ý. Cánh chim và áng mây như nói về tâm trạng của Người lúc bấy giờ, miêu tả sự cô đơn, bâng khuâng của thời khắc cuối ngày. Những đàn chim còn được tự do bay lượn trên bầu trời tìm về tổ nghỉ ngơi còn con người thì phải gánh chịu những đau đớn dằn xé nơi cảnh ngục tù tối tăm.
Ấy vậy mà, Hồ Chí Minh chẳng một lời kêu than, vẫn hào mình vào thiên nhiên, thả hồn cho những vẫn thơ, tạo nên một bức tranh tuyệt mỹ của buổi chiều tà sâu lắng.
Mặc dù phải sống trong cảnh tù đày, thế nhưng qua hai câu thơ đã toát lên tình yêu thiên nhiên tha thiết của người chiến sĩ cách mạng.
Hằn sâu trong tâm trí của người chiến sĩ ấy vẫn nồng cháy một tình yêu quê hương, đất nước.
Cánh chim là biểu tượng cho sự tự do bên ngoài cuộc sống, thể hiện tinh thần và ý chí kiên cường sắt đá và phong thái lạc quan tự tại , nhẹ nhàng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cách mạng của Hồ Chủ tịch.
Đánh giá, mở rộng:
Mở đầu bằng hai câu thơ miêu tả về thiên nhiên chấm phá nên một bức tranh vừa cổ điển vừa hiện đại.
Hình ảnh cánh chim trong câu thơ đầu tiên như gợi mở nên một sức sống mãnh liệt, cánh chim làm chủ không gian và vạn vật cũng giống như tâm trạng lúc bây giờ của Hồ Chí Minh, chỉ muốn thoát khỏi cảnh song sắt vượt ra thế giới tự do bên ngoài.
2. Hai câu cuối
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng”
Nếu như hai câu thơ đầu mở ra một bức tranh thiên nhiên đượm buồn, đến với hai câu thơ cuối lại là bức tranh sinh hoạt của con người nơi núi rừng.
Tạo nên một không gian u tối phủ lấp không gian.
Xuất hiện ở câu thơ thứ ba là hình ảnh của cô thôn nữ miền sơn cước đang hăng hái, chăm chỉ với công việc xay ngô như mọi ngày. Hình ảnh của cô gái thể hiện một vẻ đẹp khỏe khoắn, tràn đầy lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống.
“Lô dĩ hồng” tức hình ảnh của lò than đỏ hồng thể hiện của ánh sáng để xua tan đi bóng tối, sưởi ấm cho không gian lạnh lẽo của đêm khuya
Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng những hình ảnh thơ gần gũi, giản dị miêu tả chân thực cuộc sống mà Bác tận mắt chứng kiến được. Với hai câu thơ cuối đã thể hiện được một tình yêu thương, trân trọng vô bờ của Bác đối với người lao động.
3.Tiểu kết
Hình ảnh về cánh chim bay và áng mây trôi để rồi cũng nói về một cuộc sống tự do, tự tại, hướng về con đường có ánh sáng.
Miêu tả lòng người từ sự hiu quạnh, cô đơn, buồn tẻ bỗng như được tiếp thêm nguồn sức mạnh phi thường bởi những hình ảnh quen thuộc và gần gũi với con người,
Nhãn tự “hồng” ở cuối bài thơ có sức lay động đến ký lạ, dường như tải ra một nguồn năng lượng tích cực, sưởi ấm cả bài thơ.
Hình ảnh ngọn lửa hồng xua tan đi bóng đêm, xua đi không gian lạnh lẽo của đêm đen cũng như làm ấm cho tâm hồn buốt giá trong con người Bác. Đó không còn là ngọn lửa bình thường mà là ngọn lửa của niềm tin, của hy vọng và tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm trong cảnh tù đày của người chiến sĩ cách mạng.
Cả 4 câu thơ là bức tranh tuyệt đẹp về thiên nhiên và cuộc sống đời thường của con người. Hàm ý của bài thơ tỏa ra sức sống mãnh liệt, niềm tin yêu vào một cuộc sống tự do.
III. Kết bài
Biện pháp nghệ thuật:
Bài thơ sử dụng những từ ngữ hán ngữ.
Bút pháp ước lệ tượng trưng: lấy mây điểm trăng, lấy động tả tĩnh, lấy cảnh vật để khắc tạc thời gian, nhấn nhá nỗi niềm con người.
Chấm phá sự pha trộn giữa sự cổ điển xen lẫn hiện đại.
Nội dung
Miêu tả bức tranh thiên nhiên bao la rộng lớn với hình ảnh cánh chim, đám mây nhưng lại cô đơn và đượm buồn
Vẽ nên một bức tranh về con người lan tỏa sức sống mãnh liệt, lạc quan giữa nơi song sắt.
Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) lớp 11
Hồ Chí Minh được biết đến không chỉ là một anh hùng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước Việt Nam mà còn là một nhà thơ lớn với nhiều tác phẩm giá trị để lại cho đời. Một số tác phẩm tiêu biểu như Tuyên ngôn độc lập, Bản kêu gọi toàn quốc kháng chiến… Thế nhưng không thể nào không kể đến tập thơ Nhật ký trong tù, tiêu biểu là bài thơ Chiều tối của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nội dung của tác phẩm ca ngợi tình yêu thiên nhiên cũng như tấm lòng cao cả của Bác.
Bài thơ được viết dưới dạng thất ngôn tứ tuyệt. Mở đầu bài thơ là hai câu thơ đầu miêu tả khung cảnh thiên nhiên vào thời khắc cuối ngày.
“Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ,
Chòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng không”
Khoảng thời gian chiều tối cũng là lúc mọi công việc sẽ tạm ngưng kết thúc, chim chóc ban ngày đi kiếm ăn giờ cũng đã đến lúc bay về nơi trú ngụ để nghỉ ngơi, không gian thiên nhiên cũng trở nên tĩnh lặng, yên ả tựa mây trôi.
Trong hoàn cảnh chuyển nhà lao, Người được nhìn ngắm thế giới rộng lớn, tự do bên ngoài, không gian thiên nhiên ôi sao thật đẹp, Bác đắm chìm vào không gian núi rừng, tinh thần yêu đời thể hiện đậm nét. Chỉ với hai câu thơ đầu, tác giả đã khắc họa thành công bức tranh tuyệt mỹ về khung cảnh thiên nhiên của buổi chiều tà.
Đến với hai câu thơ cuối, Bác đã khắc họa nên bức tranh con người tuyệt đẹp và gần gũi:
“Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng”
Xuất hiện hình ảnh cô thôn quê đã làm cho bức tranh trở nên vui vẻ và phấn khởi hơn. Hình ảnh con người lao động toát lên một tinh thần hăng hái, nhiệt huyết khi thực hiện công việc xay ngô vào buổi chiều tối, kết hợp với hình ảnh lò than rực hồng đem đến cho toàn bài thơ một sự ấm áp, lạc quan, xua đi cái giá lạnh, rét buốt trong lòng người và trong đêm khuya. Tuy đang ở nơi cảnh ngục tù nhưng ngắm nhìn khung cảnh con người bên ngoài cuộc sống, Bác cảm nhận được niềm vui, sự hồ hởi của con miền sơn cước.
Bài thơ sử dụng những từ ngữ hán ngữ và bút pháp ước lệ tượng trưng lấy mây điểm trăng, lấy động tả tĩnh, lấy cảnh vật để khắc tạc thời gian, nhấn nhá nỗi niềm con người. Bên cạnh đó bài thơ càng trở nên tuyệt vời hơn khi pha trộn giữa sự cổ điển xen lẫn hiện đại. Bài thơ Chiều tối thể hiện một tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường, mạnh mẽ của người chiến sĩ cách mạng đang bị giam cầm nơi song sắt.
Trên đây là dàn ý bài thơ Chiều tối (Mộ) và văn mẫu phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để các em tham khảo. Chúc các em học tốt.
Văn Học Lớp 11 -