Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Quê hương chi tiết
Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Quê hương, giới thiệu về tác giả, tác phẩm, dàn ý bài thơ Quê hương chi tiết. Tất cả sẽ có trong bài viết này.
Trong chương trình học tập môn Ngữ Văn lớp 8 bài thơ Quê hương của tác giả Tế Hanh thể hiện những nét nghệ thuật đặc sắc, hãy nêu những nghệ thuật tiêu biểu và các biện pháp tu từ trong bài thơ qua khung cảnh làng chài ven biển.
Contents
Giới thiệu tác giả và tác phẩm
Tác giả
Tên đầy đủ của tác giả Tế Hanh là Trần Tế Hanh, ông sống từ nhỏ ở Quảng Ngãi, trong một làng chài ven biển. Ông thường viết về những đề tài về quê hương, đất nước. Bên cạnh đó, Tế Hanh còn sáng tác các tác phẩm phục vụ văn học cách mạng từ sau năm 1945. Thơ của ông luôn mang một nét bình dị, gần gũi, sử dụng những ngôn từ tự nhiên, chân thành.
Tác phẩm
Bài thơ “Quê Hương”của Tế Hanh thể hiện nỗi nhớ quê da diết được sáng tác vào năm 1939 tại thành phố Huế mộng mơ.Ông học tập tại Huế trong một thời gian, từ đây ông sáng tác nên bài thơ với nỗi nhớ quê hương khôn nguôi về hình ảnh làng chài ven biển nơi ông được sinh ra.
Năm 1939, bài thơ “Quê hương” được in trong tập Nghẹn ngào và năm 1945 được in trong tập Hoa niên
Bố cục bài thơ Quê hương
Bài thơ gồm có 4 phần như sau:
- Phần 1 là 2 câu thơ đầu tiên =>Giới thiệu khái quát về làng quê ven biển quê hương của tác giả
- Phần 2 là 6 câu thơ tiếp theo => Miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh bắt cá của người dân làng chài.
- Phần 3 là 8 câu thơ tiếp theo =>Cảnh các đoàn thuyền nối đuôi nhau đưa thuyền đầy cá về bến
- Phần 4: Những câu thơ còn lại. =>Thể hiện nỗi nhớ quê hương, làng chài
Nội dung của bài thơ Quê hương
Tế Hanh đã sáng tác nên một bài thơ ‘Quê hương” chứa chan tình cảm, tình yêu làng chài rộng hơn là tình yêu quê hương, đất nước vô cùng tươi sáng và sinh động. Tác giả đã vẽ nên một bức tranh tươi sáng và sức sống khỏe khoắn của người dân làng chài nơi đây. Trong đó, hình ảnh lao động chăm chỉ của người dân nổi bật sự phấn khởi của người dân nơi làng chài ven biển.
Nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Quê hương
Đọc bài thơ của Tế Hanh, cảm nhận được một màu sắc tươi sáng và sinh động của làng quê ven biển, khắc họa bức tranh khỏe khắn, tươi mới, tràn đầy nhiệt huyết trong công việc của người dân làng chài. Đặc biệt là nỗi nhớ và tình cảm da diết của tác giả về quê hương qua việc sử dụng những từ ngữ thơ gần gũi, bình dị và trong sáng.
Các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bài thơ “Quê hương” như sau:
Sử dụng biện pháp so sánh:
“Cánh buồm giương to (như) mảnh hồn làng” .
=>Hình ảnh cánh buồm trắng xuất hiện quen thuộc nơi làng chài ven biển được so sánh như là linh hồn của quê hương, ngự trị trong những cánh buồm.
“Chiếc thuyền nhẹ hăng (như) con tuấn mã”
Tác giả sử dụng phép so sánh chiếc thuyền như con tuấn mã , thể hiện sự mạnh mẽ, kiên cường của chiếc thuyền vượt qua mọi sóng gió biển cả, hiểm nguy. Trong câu thơ tác giả sử dụng động từ “hăng” gọi sự hiên ngang, mạnh mẽ, sức sống mãnh liệt của chiếc thuyền trong quá trình lao động hăng say.
Biện pháp tu từ nhân hóa: Nhân hóa cánh buồm “rướn thân trắng bao la thâu góp gió” cùng với chi tiết “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm”.
Biện pháp tu từ ẩn dụ:
“Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.
Tác giả sử dụng nhiều nhiều yếu tố nghệ thuật, biện pháp tu từ trong bài thơ “Quê hương”, không những vậy, tác giả còn kết hợp sự sáng tạo trong các hình ảnh, thể hiện sự quan sát tỉ mỉ. cảm nhận vô cùng sắc sắc, chân thành, bộc bạch tình yêu quê hương da diết, khôn nguôi của nhà thơ về cuộc sống miền biển. Ngôn ngữ thơ tạo nên những hình ảnh thơ gần gũi, bình dị làm cho những vần thơ bay bổng, nhẹ nhàng tựa mây trôi.
Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chính là miêu tả và biểu cảm, yếu tố miêu tả bổ trợ cho yếu tố biểu cảm, giúp các yếu tố biểu cảm, trữ tình thêm phần rõ nét, bộc bạch sâu sắc nỗi niềm nhớ quê của tác giả.
Dàn ý phân tích khái quát bài thơ “Quê hương”
Mở bài
- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm của bài thơ “Quê hương”
- Nêu lên giá trị của bài thơ được tác giả thể hiện rõ nét.
Thân bài
Giới thiệu khái quát về làng quê ven biển quê hương của tác giả qua hai câu thơ đầu
Phân tích cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh bắt cá:
- Khung cảnh thời gian “sớm mai hồng” gợi lên một niềm tin, sức sống mạnh mẽ của người dân làng chài.
- Không gian của “trời xanh” và “gió nhẹ” thể hiện một không gian tươi mới, báo hiệu một chuyến ra khơi đầy may mắn, hứa hẹn sẽ có thu hoạch cao trong chuyển đi lần này.
- Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh trong câu thơ “Chiếc thuyền nhẹ hăng (như) con tuấn mã” gợi lên sự hùng dũng mạnh mẽ của con thuyền ra khơi
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật là phép nhân hóa kết hợp với các động từ mạnh để chứng tỏ sự kiên cường, dũng mãnh, khí thế chủ động ra khơi của con thuyền
Phân tích hình ảnh đoàn thuyền cập bến trở về:
- Bầu không khí:ồn ào, hối hả và tấp nập thể hiện cho một chuyến đi thắng lợi trở về với nhiều cá tôm tươi của người dân.
- Hình ảnh những người dân chài : có làn da ngăm của sự làm việc chăm chỉ nơi nắng gió, thể hiện sự khỏe mạnh, rắn chắc của họ
- Hình ảnh nhân hóa con thuyền qua các tính từ “im’, “mệt mỏi” thể hiện sự mệt nhọc, vất vả của con thuyền sau một chuyến hành trình dài ra khơi như mang hơi thở của con người vậy
Tình cảm của nhà thơ đối với quê hương:
- Qua các hình ảnh gần gũi, quen thuộc và bằng tài quan sát tỉ mỉ khi còn sống ở làng chài cũng đã đủ để thấy được tình yêu quê hương da diết.
- Sử dụng những hình ảnh đa sắc màu qua các từ ‘xanh của nước”, “bạc của cá” ” vôi của cánh buồm”, đến mùi vị “mặn mòi của biển” bộc bạch một nỗi niềm, tình yêu làng chài ven biển nhỏ.
Kết bài
- Khẳng định lại giá trị nghệ thuật tiêu biểu và đặc sắc mà tác giả sử dụng trong bài thơ
- Cảm nhận của bản thân về bài thơ
- Đúc kết tình cảm của bản thân đối với quê hương đất nước
- Bài học của bản thân
Bài thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tiêu biểu làm nổi bật lên bức tranh làng chài vô cùng đẹp và gần gũi. Mong rằng nội dung bài đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Quê hương trên sẽ hữu ích, giúp các em nắm bắt nội dung bài tốt hơn. Chúc các em học tốt.
- Xem thêm: Ý nghĩa cái chết của cô bé bán diêm trong truyện chi tiết