Biện pháp nghệ thuật trong bài thơ Bánh trôi nước

Biện pháp nghệ thuật trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương có giá trị nội dung và ý nghĩa sâu sắc, được sử dụng hiệu quả.

Bài thơ Bánh trôi nước là một tác phẩm nổi tiếng của Hồ Xuân Hương. Thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ phong kiến qua việc sử dụng biện pháp nghệ thuật hiệu quả.

Đây là một bài thơ nổi tiếng của Hồ Xuân Hương. Chúng nằm trong chương trình ngữ văn 7. Bài thơ Bánh trôi nước đã nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ thời phong kiến. Qua đó bày tỏ sự đồng cảm trân trọng của tác giả dành cho họ. Trong bài thơ tác giả đã sử dụng thành công các biện pháp tu từ hiệu quả.

Giá trị nội dung và biện pháp nghệ thuật trong bài thơ Bánh trôi nước

Giá trị nội dung và biện pháp nghệ thuật trong bài thơ Bánh trôi nước

Contents

Giới thiệu về tác giả tác phẩm trong bài thơ Bánh trôi nước

Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” sống ở khoảng cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Bà là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam. Cuộc đời bà trải qua nhiều thăng trầm, sống trong thời kỳ Lê mạc-Nguyễn Sơ. Đây là một thời kỳ xảy ra nhiều biến động nhất trong xã hội bấy giờ. Tuy vậy bà vẫn sống một cuộc sống êm ấm  nơi phồn hoa-cổ Nguyệt đường ven Tây hồ.

Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ tài giỏi, thông minh và có thiên phú về thơ ca. Không chỉ biết nhiều hiểu rộng bà cũng quen biết với khá nhiều nhà văn nhà thơ thời đó. Con đường tình duyên của Hồ Xuân Hương lại không mấy suôn sẻ may mắn. Qua hai đời chồng nhưng bà đều làm lẽ và hạnh phúc thì ngắn ngủi.

Sáng tác của bà đều mang đến những giá trị ý nghĩa sâu sắc. Đề tài trong thơ của bà đều về tình yêu gia đình, quê hương và đất nước. Không chỉ vậy trong những bài thơ Nôm của bà. Luôn có nhiều bài nhắc đến số phận của người phụ nữ thời phong kiến. Thơ của bà vừa hóm hỉnh vừa sâu cay, xót xa. Có nhiều tập thơ nổi tiếng bà viết như: “Lưu hương ký” hay “Xuân Hương thi tập”,…

Bánh trôi nước là bài thơ được viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Bà đã tiếp xúc với nhiều người dân nghèo khổ. Đặc biệt là người phụ nữ bị áp bức đánh đập một các nhẫn tâm, bất công. Sống trong cái xã hội trọng nam khinh nữ, chế độ đa thê đa thiếp. Điều đó khiến cho người phụ nữ bị hắt hủi dẻ dúng. Thương thay cho số phận bị thương của người phụ nữ bà đã viết nên bài thơ Bánh trôi nước.

Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương mang giá trị nội dung gì?

Bài thơ này có giá trị nội dung và ý nghĩa sâu sắc. Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước đã thể hiện rõ hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa. Bài thơ là tiếng lòng xót xa đồng cảm cho thân phận của người phụ nữ. Qua đó cũng là thương cho chính bản thân mình. Sống trong thời kì mà người phụ nữ không có tiếng nói. Bà chỉ có thể gửi gắm nỗi lòng qua những vần thơ. Thân phận của người phụ nữ khổ đau, lênh đênh, bất công không được làm chủ. Tuy vậy nhưng người phụ nữ vẫn một lòng chung thủy son sắt. Những phẩm chất cao đẹp đó thật đáng để ngợi ca.

Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

Tác giả sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật khá thành công. Phép ẩn dụ qua hình ảnh bánh trôi nước nhằm nói về thân phận của người phụ nữ. Một người phụ nữ xinh đẹp tài hoa nhưng số phận chìm nổi bấp bênh, phụ thuộc vào kẻ khác. “Bảy nổi ba chìm” là thành ngữ dùng để nói về cuộc đời lênh đênh, lận đận của người phụ nữ xưa. Những con người hồng nhan nhưng bạc mệnh.

Câu thơ “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” được Hồ Xuân Hương sử dụng điệp từ “vừa”. Qua đây nói lên được những phẩm chất đẹp của người phụ nữ vừa xinh đẹp vừa tài giỏi.

Trong bài thơ này tác giả cũng nói về hình ảnh bánh trôi nước – món ăn khá quen thuộc và gần gũi. Chúng được kể qua ngôn ngữ giản dị mộc mạc. Bánh trôi nước là bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Trong bài thơ này tác giả bộc lộ được nỗi niềm đồng cảm sẻ chia với thân phận của người phụ nữ. Qua đó khen ngợi phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ.

Dàn ý phân tích bài thơ Bánh trôi nước

Đầu tiên là về hình ảnh chiếc bánh trôi nước.

Tiếp theo là nói về hình ảnh người phụ nữ:

Như vậy hai hình ảnh trên có sự hòa quyện với nhau. Đây là một cách liên tưởng độc đáo của tác giả. Mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói lên được số phận con người trong xã hội cũ. Một cuộc đời lênh đênh, lận đận và đầy bất công. Đồng cảm thương xót cho số phận con người và lên án xã hội bất công với người phụ nữ.

Trong bài thơ Bánh trôi nước tác giả Hồ Xuân Hương đã sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ Bánh trôi nước. Đây là tài liệu tham khảo cho các bạn trong quá trình học tập nhé. Chúc các bạn luôn làm tốt các bài tập thầy cô giáo.

Văn Học Lớp 7 -