Ý nghĩa cái chết của cô bé bán diêm trong truyện chi tiết
Ý nghĩa cái chết của cô bé bán diêm là gì? Những ý chính trong truyện Cô bé bán diêm, soạn bài Cô bé bán diêm. Tất cả sẽ có trong bài viết này.
Ý nghĩa cái chết của cô bé bán diêm là đề bài không hề dễ viết đối với học sinh, vậy để biết được ý nghĩa cái chết của cô bé bán diêm trong truyện cùng theo dõi và tìm lời giải đáp.
Đọc xong truyện Cô bé bán diêm bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy nêu ý nghĩa về cái chết của cô bé trong câu chuyện. Suy nghĩ của các bạn về ý nghĩa cái chết trong câu truyện Cô bé bán diêm là gì? Cái kết đó gợi cho bạn những suy nghĩ như thế nào? Các bạn sẽ hiểu hơn về câu chuyện qua những dòng chữ của chúng tôi ngay sau đây.
Contents
Tóm tắt những ý chính truyện Cô bé bán diêm
Trong một đêm giá rét lạnh buốt có một cô bé bán diêm mồ côi mẹ. Đầu trần, bụng đói cồn cào đang cố gắng bán diêm bởi cả ngày nay cô chưa bán được bao diêm nào. Cô không dám trở về nhà vì sợ bị bố đánh, ngồi nép vào góc tường cô bé rút những que diêm trong bao để sưởi ấm. Khi cô quẹt que diêm thứ nhất thì lò sưởi hiện ra, quẹt que thứ hai thấy một bàn ăn thịnh soạn. Quẹt que diêm thứ ba thấy cây thông Noel và khi quét đến que thứ tư thì cô bé gặp bà. Cô bé cô gắng quẹt hết các que diêm để được thấy bà. Cuối cùng cô đã chết trong cái rét lạnh buốt nhưng trong giấc mơ về bà của cô thì vẫn luôn tươi đẹp.
Ý nghĩa cái chết của cô bé bán diêm tội nghiệp trong câu truyện
Nhà văn người Đan Mạch An-đéc-xen say mê văn chương và có nhiều những tác phẩm nổi tiếng. “Cô bé bán diêm” là tác phẩm xuất sắc trên toàn thế giới. Câu chuyện cô bé bán diêm được trích trong phần cuối. Truyện kể về cô bé mồ côi trong đêm giao thừa lạnh buốt bị bố bắt đi bán diêm. Cô sợ hãi không dám về vì chưa bán được bao nào về bố sẽ đánh. Cô ngồi nép ở góc tường quẹt hết bao diêm để được thấy bà. Sáng hôm sau cô đã chết vì bị cóng.
Qua cái chết thương tâm của cô bé nhà văn muốn gửi đến chúng ta thông điệp về tính nhân đạo. Phê phán lên án cả một xã hội vô tâm ích kỉ trước cái chết của cô. Nhắc nhở mọi người cần yêu thương chăm sóc và quan tâm đến con trẻ. Trong cuộc sống này còn nhiều em nhỏ đáng thương bị bỏ rơi. Cô bé chết vì sự vô tâm của mọi người. Đôi má hồng đôi môi mỉm cười thể hiện sự cảm thông yêu thương của tác giả dành cho cô.
Soạn bài Cô bé bán diêm
Câu 1: Xác định ba phần của văn bản nếu như lấy việc các lần em bé quẹt diêm làm trong tâm. Dựa vào căn cứ nào để chia?
Truyện được chia làm hai phần chính như sau:
- Từ đầu đến… “cứng đờ ra”. Nội dung là cô bé bán diêm ngồi trong bóng tối và chịu giá lạnh trong đêm giao thừa
- Từ “Chà! Giá rét quẹt … chầu Thượng đế”. Nội dung là cô bé quẹt một số que diêm và tưởng chừng như nhìn thấy nhiều cảnh đang ước muốn.
Cách thứ hai chia phần hai thành nhiều đoạn ngắn hơn:
- Cô bé quẹt que diêm đầu tiên: cảm thấy vui như ngồi trước lò sưởi.
- Cô bé quẹt que diêm thứ hai: cảm thấy vui như ngồi trước bữa ăn ngon.
- Cô bé quẹt que diêm thứ ba: thích thú như trước cây thông Noel rực rỡ.
- Cô bé quẹt que diêm thứ tư: sung sướng và hạnh phúc khi thấy bà đang mỉm cười với em.
Câu 2: Trong phần đầu bạn biết được gì về gia cảnh của cô bé bán diêm. Nêu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện trên? Liệt kê ra những hình ảnh tương phản đối lập đã được tác giả sử dụng để nói lên nỗi khổ cực của em.
- Hoàn cảnh của cô bé: Gia đình em có nhiều chuyện không may xảy ra. Cô bé ở với cha trên gác sát mái nhà, mùa đông lạnh gió lùa vào rét buốt.
- Trông cô bé thật tội nghiệp: đầu trần, chân đất. Quần áo cô mặc thì cũ kỹ và tạp dề đựng đầy diêm và tay còn cầm thêm một bao. Lo lắng và sợ hãi vì khi bán được bao diêm nào nên không dám về.
- Bối cảnh là ngồi co ro nép trong góc tường tối tăm lạnh lẽo giữa phố đên giao thừa.
- Nhiều sự tương phản diễn ra xung quanh và trong lòng cô bé bán diêm. Đó là quá khứ với hiện tại, phố xá nhộn nhịp và tấp nập với cô bé lang thang nghèo đói. Mộng tưởng đẹp đẽ và huy hoàng với hiện thực khắc nghiệt u tối. Sự tương phản đó làm nổi bật được cảnh ngô của em. Bị bỏ rơi bần cùng bất hạnh nhưng tâm hồn luôn hướng đến cái thiện.
Câu 3: Hãy chứng minh rằng những mộng tưởng của cô bé bán diêm qua những lần quẹt theo một thứ tư hợp lý
Qua các lần quẹt của em hiện ra hợp lý phù hợp với tâm trạng của cô:
- Khát khao mong muốn được sưởi ấm và được ăn no ăn ngon.
- Vui vẻ hạnh phúc chạy nhảy xung quanh cây thông Noel.
- Hồi tưởng về những năm tháng những số lần đón giao thừa khi bà nội còn sống.
- Cảnh hai bà cháu cầm tay nhau và cùng bay lên trời.
Câu 4: Cảm nghĩ của em về truyện Cô bé bán diêm và đoạn kết là gì?
Cô bé đã qua đời trong giấc mộng, cái chết ấy của cô khô gây nên ấn tượng đen tối. Trước hết là vui tươi hạnh phúc cuộc sống đầy đủ ấm no. Sau đó là những hình ảnh ấm áp tươi tắn và sự kì diệu mà tác giả đã gợi ra từ việc cô bé ra đi. Chính vì thế mà câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn.
Câu 5: Nêu lên nghệ thuật của tác phẩm
Truyện là sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực, sự kì diệu và cả nghịch cảnh. Ở bất cứ câu chuyện nào thì người ta cũng tìm được bóng dáng tự nhiên và xã hội của đất nước quê hương tác giả.
Câu 6: Ý nghĩa trong truyện là gì?
Tác giả muốn thể hiện sự tương phản cho thấy sự đói rét của em với sự sung túc ấm áp của mọi nhà. Cô bé đã thực sự bị bỏ rơi giữa cuộc đời đầy đủ sung sướng và giàu sang. Qua đây thấy được ý nghĩa nhân đạo của tác giả.
Trên đây nói về ý nghĩa cái chết của cô bé bán diêm trong truyện. Cùng với đó là soạn bài Cô bé bán diêm chi tiết. Chúc các bạn học tập tốt!
Văn Học Lớp 8 -